Hôm nay,  

Bảo Tàng Vinh và Nhục

01/04/201400:00:00(Xem: 5456)

Bảo tàng viện là nơi lưu trữ những gì cần giữ của dân tộc. Nơi đó có thể là cổ vật quý, hiếm... hay là những hình ảnh, tác phẩm biểu tượng đặc trưng của dân tộc.

Vấn đề là, truyền thống việt Nam ưa có kiểu “xấu che, tốt khoe...” Nghĩa là, ém hết tất cả những hình ảnh bị cho là xấu xí của dân tộc, và thường khi còn bị bóp méo bởi nhãn quan thời đại chính trị -- nhưng dân tộc là một dòng chảy trường tồn, không phải những lát cắt có lưạ chọn.

Một trong những tự hào của dân tộc là thơ của cụ Nguyễn Du. Đúng vậy. Cần lưu giữ những tuụ hào này cho đời sau hiểu, học và cả kinh doanh, thí dụ, như kinh doanh du lịch.

Tạp chí Phê Bình Văn Học (phebinhvanhoc.com.vn) có bài viết của học giả Trần Nho Thìn, tựa đề “Không gian văn hóa Nguyễn Du và du lịch văn hóa,” trong đó đề nghị một cách ứng xử với di sản cụ Nguyễn:

“Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay, những giá trị văn học to lớn của đại thi hào Nguyễn Du cần phải được phát huy, không chỉ cho việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ mà cả trong việc quảng bá hình ảnh của quê hương nhà thơ cũng như góp phần phát triển kinh tế Hà Tĩnh thông qua du lịch văn hóa. Bài viết này bước đầu nêu lên một số suy nghĩ về các hướng khai thác di sản văn học Nguyễn Du cho du lịch văn hóa và văn học...

Tất nhiên, việc khai thác tài nguyên văn học Nguyễn Du cho du lịch cần dựa trên cơ sở những nghiên cứu cơ bản về sáng tác của tác giả này. Vì thế mà vấn đề ‘không gian văn hóa Nguyễn Du” như là ngữ cảnh văn hóa chi phối những đặc trưng sáng tác của ông sẽ được chúng tôi trình bày như nền tảng dựa vào đó để đề xuất cách thức khai thác tiềm năng du lịch văn học.

1. Không gian văn hóa Nguyễn Du: Với khái niệm không gian văn hóa Nguyễn Du, chúng tôi muốn đề cập đến không gian văn hóa trong đó đã diễn ra sáng tạo của Nguyễn Du và không gian văn hóa tiếp nhận Nguyễn Du. Từ các không gian đó mà hình dung về vấn đề khai thác tài nguyên du lịch liên quan đến di sản sáng tác của đại thi hào...”(ngưng trích)


Nơi phần nêu trên, chúng ta chỉ dẫn ra một phần không gian Hà Tĩnh. Nhà bình luận Trần Nho Thìn trong bài viết còn nêu lên các không gian văn hóa khác, khả dụng cho ngành du lịch khai thác di sản cụ Nguyễn Du:

“Nếu muốn đầy đủ, cần phải dựng lại cả không gian văn hóa vùng quê vợ ông ở Thái Bình và không gian văn hóa xứ Huế...”

Nơi đây, xin đề nghị mở rộng sáng kiến trên: bên cạnh việc lập không gian văn hóa Nguyễn Du ở Hà Tĩnh, Thái Bình, Huế... cũng nên lập các bảo tàng viện ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn... trong đó thiết lập các phòng trưng bày di sản Thơ Văn Lý Trần, thi ca Nguyễn Du, Thơ Mới, Văn học Tiền Chiến... để tất cả thế hệ trẻ em tiếp cận cụ thể, để tự hào và học hỏi.

Mỗi bảo tàng viện nên chia làm 2, một cửa Vinh để vào các phòng trên, và một cửa Nhục để trưng bày các hình ảnh tệ hại về Cải Cách Ruộng Đất, về Thảm Sát Mậu Thân, về Tướng Công An Phạm Quý Ngọ, về hình ảnh người Việt dưới mắt tiệm ăn Thái Lan, về cô Kiều Trinh chôm đồ ở Bắc Âu và về VN làm xướng ngôn viên truyền hình, về nhóm tiếp viên hàng không tiêu thụ hàng trộm, về các dự án đường sắt nhận hối lộ 800.000 USD, vân vân.

Tại sao cần chia Bảo tàng viện làm hai? Vì không nhìn thấy hết sự thật, dân mình sẽ không thể lớn lên nổi.

Đặc biệt, sẽ có những vấn đề còn gây tranh cãi, nên đặt là một phòng trưng bày giữa Vinh và Nhục nêu trên. Thí dụ, mối tình đẹp tuyệt vời của ông Hồ và cô Tăng Tuyết Minh đã bị Bộ Chính Trị CSVN ém trong bí mật, hay chuyện ông Hồ dan díu với cô Nông Thị Xuân đã nửa chứng đứt gánh khó hiểu... Đó là khoảng không gian xám, chưa minh bạch, chưa rõ trắng hay đen... nên cần một khu vực chính giữa của các Bảo Tàng Viện Vinh và Nhục tương lai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.