Hôm nay,  

Nhân Duyên Của Giàu Nghèo

23/03/201400:00:00(Xem: 4192)
Nguyên nhân giàu là do từ đâu? Nguyên nhân nghèo là do từ đâu? Phải chăng giàu, nghèo là do lão trời già cay nghiệt vốn ưa căm thù nhân loại, luôn rình rập bão lụt quê ta để phá cho nghèo mạt rệp?

Hôm nay mới đọc trên báo Giác Ngộ, bài của tác giả Quảng Tánh tựa đề “Nhân duyên của giàu nghèo,” kể rằng:

“...Mọi phước đức giàu sang đều do bố thí, san sẻ với mọi người mà nên. Ngược lại, nghèo hèn do vì xan tham, keo lẫn chỉ lo cho riêng mình mà phải gánh chịu. Đức Phật đã dạy về nhân duyên sâu xa của giàu sang và nghèo hèn như sau:

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Có hai pháp này khiến người bần tiện chẳng được tài sản. Thế nào là hai pháp? Nếu lúc thấy người khác bố thí, liền cấm chế; lại tự mình chẳng chịu bố thí. Đó là, này Tỳ-kheo, có hai pháp này khiến người bần tiện không có tài bảo. Này các Tỳ-kheo, lại có hai pháp khiến người phú quý. Thế nào là hai pháp? Nếu lúc thấy người cho người khác vật, liền hoan hỷ trợ giúp; tự mình cũng thích bố thí. Đó là, này Tỳ-kheo, có hai pháp khiến người phú quý. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học bố thí, chớ có tâm tham!

- Có hai pháp khiến người sanh trong nhà bần tiện. Thế nào là hai pháp? Chẳng hiếu đễ với cha mẹ, các bậc sư trưởng, cũng không thừa sự người hơn mình. Đó là, này các Tỳ-kheo, có hai pháp này, khiến người sanh trong nhà bần tiện. Này các Tỳ-kheo, lại có hai pháp khiến người sanh trong nhà hào tộc. Thế nào là hai pháp? Cung kính cha mẹ, anh em, tông tộc, đem của cải nhà mình bố thí. Đó là, này các Tỳ-kheo, có hai pháp này sanh trong nhà hào tộc. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Khuyến thỉnh,

VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.308)

Đức Phật đã chỉ dạy rất rõ, nếu tự thân biết bố thí và hoan hỷ tán trợ hạnh bố thí của người khác chính là tác nhân chủ yếu để hưởng phước phú quý, giàu sang. Ngược lại, nếu mình không biết bố thí, tệ hại hơn còn ngăn cản người khác bố thí, thì chắc chắn sẽ chịu quả báo nghèo hèn, bần tiện. Nên trong quá trình làm ăn mà liên tục gặp thất bại, thậm chí vương phải nợ nần thì ngoài các lý do khách quan, hãy tự trách mình quá khứ không bố thí. Muốn khá lên thì cần vun bồi phước đức bằng cách tu hạnh thí xả. Giả như hiện tại không có tài vật nào đáng để cho thì hãy tùy hỷ thí - trợ giúp và hân hoan ca ngợi hạnh bố thí của người khác - may ra mới tích lũy được phước phần.

Mặt khác, song hành với bố thí thì “cung kính cha mẹ, anh em, tông tộc” chính là những tác nhân của phước báo sanh vào nhà hào tộc, có uy danh và thế lực lớn trong xã hội. Cho nên, những người con Phật chân chính hãy tự mình thực hiện hai hạnh lành bố thí và hiếu thuận, hướng dẫn cho con cháu cũng như những người xung quanh thực hành hai hạnh lành cao thượng này. Ai làm được như thế thì chắc chắn về sau sẽ được phước báo sanh vào nhà tôn quý, lớn lên gặt hái nhiều thành công phú quý, giàu sang.”(ngưng trích)

Đọc xong mới thấy bùi ngùi, dân tộc mình nghèo hoài, cả nhiều trăm năm... Ngay như thành phố giàu nhất nước là Sài Gòn cũng không phải ai cũng có đủ phước đức.

Cộng nghiệp nào đã làm cho cả nước nghèo như thế? Có phải vì chính sách nhà nước?

Thế còn các nơi vùng sâu, vùng xa thì do nghiệp nào nhỉ? Thế còn, dân tộc mình mang nợ gì mà bây giờ cai trị bởi một băng đảng đầy tham nhũng thế này?

Thế còn bão lụt hàng năm thì sao? Có phải là có một lão giá ngự trên các tầng trời, râu daì, tóc bạc, hung dữ có tên là Thượng Đế ưa gây bão lụt cho chết người, phá của?

Phải chi ai cũng kính trên nhường dưới như lơi Phật dạy, may ra mới đổi nghiệp này được vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.