Hôm nay,  

Nghệ Sĩ Với Gian Nan

22/03/201400:00:00(Xem: 3999)
Cuộc đời nghệ sĩ thường vẫn gian nan, vẫn khó nghèo, và do vậy rất hiếm những cơ duyên được nổi tiếng, giaù sang.

Vấn đề là, đa số nghệ sĩ chấp nhận những gian nan khó nghèo là nghiệp phải chịu -- dĩ nhiên, trừ cơ duyên “được tổ đãi,” nói theo ngôn ngữ truyền thống Nam bộ của giới nghệ sĩ.

Thậm chí, tới căn nhà còn không chắc đã có. Hễ nghệ sĩ nào có nhà, hẳn là hiếm vậy.

Báo Người Đưa Tin năm ngoaí đã kể về một xóm nghệ sĩ nghèo ở hai bên chân cầu Rạch Ông, nơi Quận 8, Sài Gòn.

Xóm nghệ sĩ này hình thành trong 20 năm, kể từ khi những người nghệ sĩ đầu tiên đến khu nhà trọ của ông Tư Mịn sống, người trước rủ người sau, dần dà thành xóm. Ngoài khu nhà trọ của ông Tư, vài dãy trọ lân cận cũng được các nghệ sĩ lựa chọn làm nơi trú ngụ.

Dọc theo hai bên chân cầu Rạch Ông, những xóm trọ nghèo nhanh chóng mọc lên, lấp đầy biết bao khoảng đất trống trũng sình lầy, cây cối um tùm.

Bái báo Người Đưa Tin kể:

“Xóm nghệ sĩ bao gồm những dãy phòng san sát nhau, thường có gác gỗ để đủ cho một gia đình khoảng 4 - 5 người sinh hoạt. Tính sơ khởi số lượng gia đình nghệ sĩ chọn sống ở khu vực nhà trọ trong một con hẻm nhỏ dưới chân cầu Rạch Ông đã gần 100 hộ. Xóm thu hút đủ kiểu nghệ sĩ từ diễn viên xiếc, hài kịch, cải lương, ca sỹ hát quán, hát đám tiệc... nhưng điểm chung của họ đều mang kiếp tằm nhả tơ suốt đời cơ cực. Đến sân khấu của mình, họ luôn được coi trọng nhưng khi về dưới mái nhà, nghèo đói luôn đeo mang.”

Dù vậy, lòng các nghệ sĩ rất mực an bình. Báo NĐT ghi lời cô Thanh Xuân, một nghệ sĩ cải lương lâu năm của các đoàn văn nghệ cho biết: "Dù được đánh giá cao về giọng hát, con đường nghệ thuật của tôi cũng chỉ dừng lại ở các đoàn hát tỉnh, và bây giờ ở tuổi xế chiều, giọng ca của tôi chỉ được dịp vang lên ở các chùa chiền trong các ngày lễ lớn. Nhiều em, cháu hoạt động sân khấu sống ở xóm trọ này cũng rơi vào hoàn cảnh giống tôi ngày trước. Không tiền, không người đỡ đầu khó lòng vươn xa, có tên tuổi như người khác. Mặc dù họ đều là những người có đầy đủ những tố chất của một nghệ sĩ chân chính".

Nghĩa là, y hệt như nhà thơ Nguyễn Du khi trốn về quê, ẩn thân nơi núi Hồng của Hà Tĩnh, ăn rau tới xanh cả mặt... nhưng lòng vẫn thơ mộng bay bổng.


Bên Hồng Kông cũng có trường hợp nghệ sĩ gặp khi gian nan.

Báo MegaFun hôm 20-3-2014 kể chuyện Hồng Kông rằng nam tài tử Lý Vũ Dương hiện đang sống bằng nghề bán gà tại khu vực tàu điện ngầm.

Theo tin tức, Vũ Dương vốn là nghệ sĩ TVB được chú ý. Sau khi đài HKTV ngỏ ý mời mọc với thù lao trên trời, Vũ Dương đã đồng ý chuyển sang HKTV. Khi đài này không được cấp giấy phép, đồng nghĩa với việc Vũ Dương và nhiều nghệ sĩ khác rơi vào cảnh túng bấn, thất nghiệp.

Từ một mỹ nam ăn khách trở thành một anh chàng bán gà và chuyên vận chuyển gà, cuộc sống của Vũ Dương có thể nói là “lên voi, xuống chó”....

Gian nan là đời nghệ sĩ vậy. Cho nên, ai có căn nhà đã là phước đức rồi, khỏi lo chuyện mưu sinh hằng ngày lại càng là đại phước.

Báo Đời Sống & Pháp Luật có kể chuyện nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín gặp lúc gian nan, và:

“Sau vài ngày công bố sự khó khăn của mình và kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người, NSƯT Chánh Tín cho biết hiện tại ông nhận được gần 600 triệu đồng cùng với nhiều lời hứa hiến đất, xây nhà, mua nhà cho ông ở.”

Số tiền 600 triệu này là khoảng từ hơn 28 ngàn cho tới gần 29 ngàn đôla Mỹ. Thế nhưng, báo ĐSPL ghi lời nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín rằng: "600 triệu đồng chỉ đủ để cứu đói."

Trong phần góp ý của độc giả trên báo Gia Đình, một bạn đọc ký tên Huyền Anh viết:

“Lương công chức mình làm 8h ngày chưa kể phải làm thêm để đáp ứng yêu cầu công việc mà không được tính lương, thế mà cả năm cũng chỉ được khoảng 70 triệu đồng, đã cảm thấy hạnh phúc lắm vì may mắn hơn nhiều người không có công việc ổn định. 600 triệu thì mình sẽ được sống đàng hoàng trong bao lâu mọi người nhỉ? Nếu chỉ ngồi không hưởng số đó mà không phải đi làm gì. XH bi giờ khó hiểu quá, không biết ai là người khổ thực sự nữa?”

Không biết nào làm sao nữa. Có vẻ như những nghệ sĩ nơi hẻm chân cầu Rạch Ông đang ở một thế giới khác của Bắc Triều Tiên, cò nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín đang ở thiên đường Hollywood.

Còn cụ Nguyễn Du đói tới ăn rau xanh cả mặt là ở thế giới nào nhỉ? Phải chăng cụ Nguyễn Du chỉ là tiểu thuyết nhiều thế kỷ trước, chớ không phải của người thiệt đời nay?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.