Hôm nay,  

Tư Doanh Bị Chèn Ép

12/12/200000:00:00(Xem: 5184)
Bạn,
Theo báo Kinh tế Sài Gòn, hiện nay, có nhiều công ty du lịch tư nhân muốn mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực lữ hành quốc tế do có nguồn từ nước ngoài, nhưng đều không được cấp phép. Một số công ty phải liên kết hoặc phải mua hạn ngạch của những doanh nghiệp khác, mà đa số là các công ty nhà nước. Tình trạng bất công này kéo dài từ lâu và đã hạn chế rất nhiều hoạt động của các công ty tư doanh về ngành này.

Báo Kinh Tế Sài Gòn ghi lại ý kiến của ông Bùi Văn Hội, giám đốc Công ty Du lịch Duy Tiên-Sài Gòn, cho biết tình hình này kéo dài từ nhiều năm nay và ngày càng thể hiện sự bất công. Ông nói: Thật không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần cũng như với ngành du lịch VN khi vẫn còn tình trạng này. Cùng với quan điểm của ông Hội, ông Chịu Đình Thiện, giám đốc công ty Du lịch Hiền Trang ở Hà Nội, cho rằng hạn chế tư nhân tham gia lữ hành quốc tế là không công bằng. Ông nói: Các nước, đặc biệt là các nước trong khu vực ASEAN, cho phép tư nhân tham gia du lịch lữ hành quốc tế, tại sao Việt Nam lại hạn chế. Ông Bùi Văn Hội cho biết thêm: khi tổ chức các tour liên kết, lợi nhuận công ty thu bị giảm đi trong khi nghĩa vụ và trách nhiệm cũng chịu như những công ty khác. Ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty Du lịch Lửa Việt ở thành phố Sài Gòn, cho rằng ngoài thiệt thòi về kinh doanh, công ty còn phụ thuộc vào công ty liên kết, không chủ động được trong tổ chức hay khi có yêu cầu thay đổi của khách. Ông Mỹ cho biết trong tháng 11, công ty của ông tổ chức chuyến du lịch cho người VN sang Trung Quốc và cũng như những lần trước, công ty đã phải phối hợp với một công ty khác để thực hiện chuyến du lịch này, vì Lửa Việt không được làm dịch vụ du lịch lữ hành quốc tế dù công ty đã nhiều lần xin bổ sung chức năng.

Một vị giám đốc khác là ông Nguyễn Việt Sáu, giám đốc công ty Du lịch Tiền Phong-Hà Nội, thì quan tâm đến thiệt hại khác, đó là không có cơ hội tiếp cận và phát huy năng lực của ngành du lịch. Ông nói: Những thiệt hại này có thể nhìn thấy và có thể định lượng được, nhưng tôi nghĩ có sự thiệt hại lớn và nguy hiểm hơn cho nhà nước, đó là hiện tượng kinh doanh chui và trốn thuế. Trong khi đó, bà Lê Thị Hương, giám đốc công ty du lịch Á châu-Hà Nội, thì lo ngại tình trạng độc quyền, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Bà Hương nói: Nếu mở rộng, ngành du lịch không chỉ tạo sự công bằng cho các thành phần kinh tế mà còn có cơ hội nâng cao chất lượng, thu hút được nhiều nguồn đầu tư.

Báo Kinh Tế Sài Gòn phân tích thêm rằng lĩnh vực kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế thường phát sinh nhiều vấn đề phức tạp khiến các cơ quan chức năng lo ngại. Tuy nhiên các nhà doanh nghiệp tư nhân cho rằng để hạn chế tiêu cực và quản lý tốt dịch vụ này, cơ quan chức năng chỉ cần tạo ra hành lang pháp luật thay vì quản lý bằng những điều kiện kinh doanh khắc nghiệt như hiện nay.

Bạn,
Cũng theo báo Kinh Tế Sài Gòn, thống kê của Tổng cục Du lịch CSVN cho biết hiện có 108 công ty được cấp giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành quốc tế, trong đó có đến 92 công ty quốc doanh, 8 công ty liên doanh, và 8 công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, số công ty tư nhân có chức năng tổ chức du lịch lữ hành quốc tế như vậy là quá ít, điều đó chứng tỏ có sự bất công đối với doanh nghiệp tư. Cuối cùng thị trường kinh doanh lữ hành quốc tế do các công ty quốc doanh thao túng, mặc dù về khả năng tổ chức nhiều hãng còn thua xa tư doanh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.