Hôm nay,  

Cô Giáo Cảm Tử

18/03/201400:00:00(Xem: 3748)
Hình ảnh thầy giáo, cô giáo lúc nào cũng đẹp... bất kể, đôi khi chúng ta đọc phải các bản tin về một vài thầy, vài cô làm những chuyện “rất mực không ổn.”

Thầy cô thực sự đối với trẻ em cỡ lớp mẫu giáo, tới vài lớp bậc tiểu học, vẫn gần như một hiện thân của bà mẹ, không hẳn là một bà mẹ như ở nhà vẫn thường bênh con mỗi khi ông bố la mắng, nhưng là cái gì gần như tôn giáo -- như gần, như xa.

Trong ca dao, ông bà mình cũng từng nói về ơn thầy cô.

Thí dụ, lời khuyên từ ba mẹ cho con là:
Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy...
Hay như khi mừng Tết Nguyên Đán:
Mồng một thì ở nhà cha,
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy...

Nghĩa là, vị trí người thầy giáo, vị trí người cô giáo, chỉ sau ba mẹ thôi.

Ca dao có khi còn nói cụ thể hơn về ơn đức thầyc ô:

Mẹ cha công đức sinh thành
Ra trường thầy dạy học hành cho hay
Muốn khôn thì phải có thầy
Không thầy dạy dỗ đố mầy làm nên
Mười năm luyện tập sách đèn
Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy
Yêu kính thầy mới làm thầy
Những phường bội bạc sau nầy ra chi...

Nhưng xã hội mình bây giờ không nhiều biệt đãi thầy cô như ông bà mình xưa kia -- chỉ trừ ba mẹ học trò, dĩ nhiên. Thí dụ, lương thầy cô quá thấp, so với mặt bằng xã hội. Và với các trường hợp miền sâu, miền xa tất nhiên là thầy cô còn bi thảm hơn.

Nhưng tới muưc cô giáo qua suối, phải ngồi vào bọc nylon để được cư dân túm lại, đưa qua suối... quả thiệt là cảm tử vậy.

Bản tin VTV viết:

“Xót xa tình cảnh cô, trò bị túm trong túi nilon để vượt suối

Đó là câu chuyện không ai ngờ của cô và trò ở bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Cô giáo Tòng Thị Minh, giáo viên mẫu giáo ở điểm trường Sam Lang đã ghi lại cách qua suối vô cùng đặc biệt của học trò và chính mình trong mùa mưa lũ. Không thể ngờ rằng cô và trò ở vùng miền núi này qua suối không phải bằng cách đi qua cầu, đi thuyền hay bất cứ phương tiện giao thông đường thủy nào... mà lại là những chiếc túi nilon lớn.

Để có thể qua suối, cô Minh và những em học sinh nhỏ được những người biết bơi ở bản cho vào một túi nilon to và túm chặt miệng. Sau đó, "người vận chuyển" sẽ dùng một tay để cầm chiếc túi có người trong đó và bơi qua suối sang bờ bên kia.


Nếu túi nilon có lỡ bị thủng, thì người trong túi sẽ tự phải bịt lại và vẫn có thể qua suối một cách khó tin. Nhìn vào những hình ảnh đó, chúng ta không thể nào lường hết được những nguy hiểm có thể xảy ra trong câu chuyện trớ trêu trên.” (ngưng trích)

Bản tin VTV cũng đăng một băng hình do cô Tòng Thị Minh cung cấp cho phóng viên Báo Tuổi trẻ.

Thế rồi các sếp giáo dục nói gì?

Bản tin Trí Thức Trẻ trên mạng Soha có ghi cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Quý, Giám Đốc Sở Giáo Dục & Đào Tạo Điện Biên:

“Trao đổi với chúng tôi vào chiều 17/3, ông Lê Văn Quý, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên cho biết, ông đã xem những hình ảnh này và không quá bất ngờ, bởi trên địa bàn còn rất nhiều vùng khó khăn như vậy.

"Tôi đã xem hình ảnh và đoạn video quay lại cô giáo chui túi nilông để qua suối nhưng không bất ngờ vì trên địa bàn nhiều cái còn khó khăn hơn như thế. Thực tế, bản Sam Lang là một bản thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh, nằm ở biên giới Việt Nam - Lào. Hiện tại, ở đây có khoảng 20 hộ đồng bào đang sinh sống và đời sống của họ rất khó khăn, chủ yếu là làm nương rẫy.

Những hình ảnh cô giáo phải chui vào túi nilon qua suối là điển hình vào mùa lũ cho thấy rõ sự khó khăn của các thầy, cô trên con đường đưa con chữ đến với các em và thực sự là phải rất tâm huyết thì các thầy cô giáo của chúng tôi mới làm được như vậy" ông Quý nói.

Giám đốc Sở GD-ĐT Điện Biên cũng lý giải rằng, do ở vùng cao, vùng sâu nên có nhiều đoạn địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn. Mùa lũ, nước ở các con sông, con suối lên rất nhanh. Vì vậy, các thầy cô giáo đi lại cũng rất khó khăn.

“Các thầy cô giáo muốn đến trường buộc phải làm thế thôi. Trường hợp này là điển hình, không phải là phổ biến nhưng cũng không phải là hiếm. Bởi thực tế, trên địa bàn tỉnh còn nhiều vùng gặp khó khăn như vậy”, ông Quý cho hay...”(ngưng trích)

Bởi vậy, các em nào còn ngồi trên ghế nhà trừờng, hãy siêng học để đừng phụ lòng ba mẹ, thầy cô... Những em nào đã rời ghế nhà trường, hãy nhớ là những người đã từng dạy cho chúng ta i tờ, từng mẫu tự một... vẫn có những hy sinh, những kiên nhẫn mà nếu không yêu nghề, không yêu trẻ hẳn sẽ khó kham nhẫn vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.