Hôm nay,  

Ngậm Ngùi Nhà Giáo

01/03/201400:00:00(Xem: 5695)
Những người từng là phụ huynh, từng có cơ duyên làm nghề nhà giáo... hẳn là sẽ ngậm ngùi khi nhìn thấy học đường bây giờ có quá nhiều điều bất như ý.

Hẳn nhiên, không thể mơ chuyện toàn hảo được. Nhưng hãy suy nghĩ xem, vì sao thời trước 1975, học đường thơ mộng hơn, ít bạo lực hơn, học sinh học siêng hơn, thầy cô được học trò quý trọng hơn. Và đặc biệt, khi so với học sinh Miền Nam, hãy suy nghĩ xem vì sao học sinh Miền Bắc hung hăng hơn, ma mãnh hơn...

Trước tiên, hãy xem các thống kê, theo bản tin từ báo Nông Nghiệp VN, qua bài “50% học sinh lớp 5 không biết làm toán lập luận.”

“...“Gần 50% học sinh lớp 5 không biết làm bài tập Toán có tính lập luận”, ông Trần Văn Kiên, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết tại Hội nghị các Bộ trưởng giáo dục các nước sử dụng tiếng Pháp (Pasec) tổ chức ngày 26/2 tại Hà Nội.

Theo ông Kiên, kết quả trên có được sau khi Cục tiến hành khảo sát gần 5.400 HS lớp 2 và lớp 5 ở hai môn học Toán, Tiếng Việt đang theo học tại 180 trường thuộc 55 tỉnh, thành phố trong năm 2013, nhằm thu thập các thông tin về những nhân tố tác động đến kết quả học tập của HS. Khảo sát cũng cho thấy, ở lớp 2, các bài kiểm tra là quá dễ đối với HS ở cả đầu năm và cuối năm học.

Đối với HS lớp 5, gần 91% các em đạt tất cả các năng lực được đo trong bài khảo sát môn Tiếng Việt, theo các năng lực tối thiểu vào cuối cấp học mà Pasec đề ra. Tuy nhiên, ở môn Toán, gần 50% HS gặp khó khăn khi làm các bài tập có phần lập luận và yêu cầu giải quyết các vấn đề của cuộc sống hàng ngày.

Các cán bộ trong đoàn cũng ghi nhận trong đợt khảo sát này gần 20% hiệu trưởng không có phòng làm việc riêng; 65% trường không có phòng riêng cho giáo viên; 6% trường không có phòng vệ sinh hoặc nhà tiêu cho học sinh…”(ngưng trích)

Như thế, những thành công cá nhân, dù thành công tới cỡ nào, của một số em không thể làm đất nước tự hào trọn vẹn được. Thêm nữa, thành công cá nhân đó khi thực hiện được, như GS Ngô Bảo Châu, chủ yếu là do nỗ lực bản thân, do hoàn cảnh gia đình tạo phương tiện... Hãy hình dung, nếu Giáo sư Ngô Bảo Châu sinh trong một gia đình nghèo ở Đồng Tháp, và nếu thời tiểu học và trung học phải đi bán vé số nuôi cha mẹ bệnh nặng... Nghĩ thế, mới thấy trách nhiệm phải có của nhà nước trong việc tạo cơ hội bình đẳng cho mọi thành phần xã hội.

Bài viết của nhà giáo Thức Thức trên tờ Tuổi Trẻ, tưạ đề “Chúng tôi như những con “bù nhìn”...” hôm 27-2-2014 đã cho thấy nỗi đau của người thầy, từ tấm lòng yêu nghề và yêu trẻ cho tới cảnh trở thành bù nhìn, trích:

“...Tôi cũng là một giáo viên. Ở đây tôi không muốn bàn cãi thêm về hành động đúng sai của thầy trò (trong vụ thầy trò đánh nhau) vừa qua. Tôi chỉ băn khoăn, trăn trở một điều rằng vì đâu mà thầy phải đánh đổi cả sự nghiệp?

Thầy Tuấn trong một lần mất bình tĩnh, nông nổi, đánh mất bản lĩnh sư phạm của mình đã bị xã hội lên án, đánh mất danh dự và mất luôn cả “cần câu cơm”.

Ngay trong trường tôi, thi thoảng vẫn có chuyện học sinh mách với phụ huynh là bị giáo viên trên lớp đánh, mắng vì nói không nghe, vì đi học muộn, vì cãi lời... Sau đó bố mẹ các em phẫn nộ, chưa hiểu ngô khoai đã vội vã gọi điện lên ban giám hiệu đề nghị kỷ luật giáo viên đó.

Thành ra lâu dần người đứng trên bục giảng như chúng tôi hình thành suy nghĩ “mặc kệ chúng nó, em nào học nghiêm túc thì chú tâm, hết lòng dạy dỗ. Còn thành phần bất hảo, cá biệt thì mặc kệ, xem như không có mặt trong lớp, không dại gì động đến nếu như không muốn bị mang vạ vì phụ huynh phẫn nộ, làm khó. Không động đến các em cá biệt thì cũng không bị trừ lương, đụng đến có khi bị đuổi việc ngay...”.

Học sinh hư không được đánh, không được phạt. Trong khi đó vì thành tích của lớp, của trường đề ra nên giáo viên chúng tôi đôi khi còn không nỡ lòng đặt bút cho điểm thấp hoặc cho ở lại lớp cũng không được. Vậy nên thầy cô giáo như chúng tôi đây chẳng khác nào những con “bù nhìn”!...

...Buông xuôi với những “cậu ấm cô chiêu” cá biệt thì rất dễ, nhưng lương tâm nghề nghiệp không cho phép chúng ta đối xử vô tâm như vậy. Thử hỏi cách nào cũng không được thì phải dạy các em như thế nào?”(ngưng trích)

Có lẽ, vấn đề đã trở lại với Bộ Giáo Dục... Khi người thầy tự thấy mình bó tay như thế, tuụ thấy mình chỉ là bù nhìn như thế.

Có phải Bộ Giáo Dục đã trở thành bù nhìn cho thể chế này, và không nghĩ ra giải pháp nào có lợi cho hướng thăng tiến của dân tộc, nơi người người đều chăm lo học hành, và tất cả các học sinh quậy phá đều phải được đối xử riêng biệt, thậm chí, nếu cần, là phải cô lập trong một lớp giành cho các em quậy phá?

Hãy nghĩ rằng, học trò quậy phá trong lớp, cũng chính là phá hoại tương lai thăng tiến của các học sinh khác, đơn giản như thế.


.
.

Ý kiến bạn đọc
04/03/201413:46:48
Khách
Tôi nhớ hoài hồi sau 1975, mẹ tôi có người quen từ ngoài Bắc vô Saigon đến choi. Ông áy khen tre con trong này ngoan quá cô ạ. Vì khi đi hỏi đường ong đuoc bon nhóc trong xóm toi chỉ dan tu te ranh rẽ. Le phép .Sau đó ông chép mieng thở dài:" ròi cô xem vài chục năm sau khong còn đuọc thế đâu". Khi ấy hai mẹ con tôi khong hiẻu hét cái thở dài của Bác ấy. Thì ra tu 1954 đen 1975, ong đã sống qua chế độ đó hon 20 năm, đã kinh nghiẹm về sụ thay doi củ doi song, su huy hoại dao đúc và đã nhỉnh thấy miền Nam rồi cũng chịu khổ nạn như miền Bắc thôi. Cang nghĩ càng nuối tiếc cho một mièn Nam với mot nen giáo dục nhân bản, trò so thầy mà thầy cô được quí trọng như vàng . toi nhó hoi còn nhỏ ,đua nào được thày cô đen choi nhà thì bố mẹ lấy làm vinh dự lắm. Ôi đất nước toi, vì cớ gì mà khong đuoc song trong thanh binh de moi nguoi dan cùng tiếp tay xay dung dat nuoc phú cường. Nhìn qua các nước lân bang mà tủi hổ vô cùng!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.