Hôm nay,  

Viết Trong Ngày Tình Nhân

15/02/201400:00:00(Xem: 4362)
Tuyệt vời thơ mộng, khi có ai sống trọn được ngày này trong mọi ngày, trong trọn đời. Giữa cõi này đầy những hư vỡ, những nặng nhọc nuôi chồng và nuôi con... mà rồi giữ được tâm trong sáng như ngày mới gặp và ngày mới thương nhau hẳn là đẹp vậy thay. Vì vậy, những dòng chữ này xin để ca ngợi tình yêu, một cảm xúc đã làm cho cõi này không còn là gạch đá cát sạn... Chính cõi người vậy, đã làm cho địa cầu không còn là điạ cầu, và đã biến cõi hư vỡ đầy đau khổ này trở thành nơi để thương nhau đậm đà -- nơi đời người chỉ là một khoảng khắc trong hàng tỷ tỷ năm.

Ngày Valentines Day theo Tự Điển Bách Khoa Wikipedia được giải thích như sau:

“Ngày Valentine (Valentine's Day, Saint Valentine's Day, còn gọi là ngày lễ tình yêu hay ngày lễ tình nhân). Nó được đặt tên theo thánh Valentine - một trong số những vị thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên - và cũng là ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân, và bạn bè khác phái, họ bày tỏ tình yêu của mình bằng cách gửi cho nhau thiệp Valentine, hoa hồng, sô-cô-la và một số loại quà tặng đặc biệt khác có nhiều ý nghĩa.

Trước đây ngày Valentine (hiện nay là ngày 14 tháng 2 hàng năm) là ngày lễ chỉ ở Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng ngày nay nó được phổ biến ở hầu hết các quốc gia.

Theo văn hóa phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản và các nước lân cận) là ngày lễ tình yêu được tổ chức vào ngày Thất tịch (7 tháng 7 Âm lịch)...

...Theo hiệp hội U.S. Greeting Card Association Mỹ, mỗi năm có hơn 1 tỷ thiệp Valentine được trao tay trong ngày lễ này trên thế giới, chỉ xếp hạng sau ngày Lễ Giáng Sinh. Tổ chức này ước lượng khoảng 85% khách hàng mua thiệp Valentine là phụ nữ.

Tại các trường tiểu học tại Bắc Mỹ, các giáo viên thường cho các em học sinh tự làm thủ công thiệp Valentine cho bạn bè trong lớp, các tấm thiệp đơn sơ do các em tự cắt vẽ và tô màu này phản ảnh những điều mà các em cảm kích về mỗi người bạn khác phái của mình trong lớp học.

Người Anh và Pháp đã tổ chức lễ này từ thời Trung cổ, nhưng đến thế kỷ 17, tập tục tặng thiệp làm bằng tay cho người yêu mới phổ biến. Hình ảnh thường thấy là hình trái tim, hoa hồng, mũi tên và vị thần tình yêu Cupid.

Tại Nhật Bản, nhiều nữ nhân viên có bổn phận phải tặng chocolate, bánh kẹo, hoa quả cho các nam đồng nghiệp. Tục lệ này mang tên giri-choko; giri có nghĩa là "bổn phận", choko là chocolate. Đúng một tháng sau đó, trong ngày 14 tháng 3, tức ngày White Day, phía nam có bổn phận phải tặng quà lại cho các nữ đồng nghiệp đã chiếu cố đến mình trong ngày Valentine, những món quà này thông thường phải mang màu trắng.

Tại Iran, Ả Rập Saudi, Malaysia và vài quốc gia theo Hồi giáo, cấm tổ chức các hoạt động kỷ niệm, mừng và bán những món quà ngày lễ tình nhân, kể cả hoa hồng đỏ vì họ cho rằng ngày Valentine là khuyến khích các quan hệ ngoài hôn nhân, nên bị cấm "nhằm ngăn chặn sự lây lan của văn hóa phương Tây".

Tại Việt Nam, lễ tình nhân mới du nhập vào thời gian gần đây, tuy nhiên ở Việt Nam một sự sai lầm và có thể gọi là học không nổi văn hóa, đó là chỉ có con trai tặng hoa và quà, thiệp và con gái chỉ nhận chứ không có sự đáp lại như văn hóa Valentine gốc như tại các nước khác như Nhật, Hàn Quốc. Ngày 14 tháng 2 của năm 2008, nhiều cặp tình nhân đã tổ chức cưới tập thể dưới nước tại Hòn Mun, Nha Trang.[36] Một hội thi hôn tập thể tại Đà Lạt cũng được tổ chức vào ngày này.

Tại Brasil, ngày Dia dos Namorados (Ngày của các tình nhân) được tổ chức vào ngày 12 tháng 6.

Trong khi đó, tại Trung Quốc và vài quốc gia châu Á, ngày truyền thống tình yêu là ngày 7 tháng 7 âm lịch, còn gọi là "Thất tịch"...”(ngưng trích)

Đẹp lắm phải không... Ngày Tình Nhân thế nào cũng làm cho biết bao nhiêu người thương nhau hơn, hoặc sẽ ngậm ngùi nuối tiếc...

Tuy nhiên, có một viên sạn trong Tự Điển Bách Khoa đó, không rõ ai, hay học giả nào ở Hà Nội đã biên soạn mà dám bôi bác phụ nữ khi viết “tuy nhiên ở Việt Nam một sự sai lầm và có thể gọi là học không nổi văn hóa, đó là chỉ có con trai tặng hoa và quà, thiệp, và con gái chỉ nhận chứ không có sự đáp lại như văn hóa Valentine gốc như tại các nước khác như Nhật, Hàn Quốc...”

Viết như thế hẳn là bất bình thường, vì có khi một chàng nào gặp cay đắng tình yêu, không có nghĩa tất cả các cô đều chảnh và keo kiệt hết. Các chàng biết rồi, khi các cô thương chàng, còn dám bỏ ba mẹ mà trốn đi theo chàng, huống chi là tiếc tiền mua hoa tặng.

Dám tặng cho chàng cả một đời, sá chi hoa và kẹo... phải không.

Xin Viện Khoa Học Xã Hội Hà Nội cho người lên Wikipedia sửa giùm nhé...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.