Hôm nay,  

Sở Khanh Thời Hiện Đại

10/02/200100:00:00(Xem: 5052)

Bạn,
Câu chuyện trong lá thư này xảy ra tại Sài Gòn. Một người vợ trẻ tốt nghiệp Đại học sư phạm đã gọi ông chồng, một bác sĩ y khoa, là “sở khanh thời hiện đại” qua bài tự thuật đăng trong báo Thanh Niên. Bài viết rất dài, mời bạn đọc các trích đoạn chính.
Ngày ấy tôi (cô gái) là sinh viên năm thứ ba Đại học sư phạm, anh là bác sĩ ra trường đã hai năm. Trong một buổi sinh hoạt tại nhà Văn hóa Thanh niên, anh ngồi cạnh tôi, anh kể với tôi: Quê anh ở xa lắm, một huyện nghèo giáp biên giới Campuchia thuộc tỉnh Đồng Tháp. Anh ra trường về quê nhưng không có đất dụng võ bèn lên thành phố tu nghiệp nâng cao tay nghề. Buổi gặp gỡ ấy để trong tôi một cái gì khó nói. Tôi thầm phục anh là một người thật có chí, nhà nghèo mà cố gắng học xong được đại học Y. Anh không có bề ngoài hấp dẫn như các chàng trai khác, không đàn ngọt hát hay, không gă lăng, chỉ ăn mặc giản dị, đi chiếc xe đạp cà tàng. Nhưng có một điều qua trò chuyện tâm sự tôi nhận biết được và bị chinh phục: anh là người có nghị lực và hành động có mục đích rõ ràng. Tôi đã đem lòng yêu anh. Còn anh cũng đáp lại tình yêu của tôi một cách tự nhiên, cứ như số phận đã an bài như thế. Anh thuê phòng trọ ở gần nhà tôi, thấy anh ăn cơm bụi tôi xót xa, thưa với ba mẹ mời anh về ăn cơm nhà. Có một lần anh tâm sự: Anh đã có một mối tình đầu đẹp, nhưng kết cục lại là sự chia tay, vì cô ấy chê anh nghèo. Còn em là cô gái thành thị, gia đình khá giả lại không chê anh, anh cám ơn số phận đã cho anh được gặp nàng công chúa của lòng mình, có em, anh có thể dốc toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp. Ba tôi là bác sĩ chuyên khoa tim mạch vào loại giỏi thành phố. Ông xin cho anh được đến bệnh viện làm việc. Thế là về công việc, anh trở thành cộng sự của ba tôi. Còn về sinh hoạt anh là người trong nhà của gia đình tôi. Thấy anh chỉ có chiếc xe đạp cũ đi làm, mẹ tôi thương tình bảo: Mua cho nó cái DD, chứ bác sĩ gì mà đạp cái xe cà khổ người ta coi thường.

Anh là người làm việc tận tụy. Sau một năm rưỡi, bệnh viện ký hợp đồng nhận anh vào làm chính thức. Được tin này cả nhà tôi đều mừng. Tôi làm một bữa thịnh soạn để mọi người trong nhà nâng ly chúc mừng anh. Biết sang năm ba tôi đến tuổi về hưu và sắp tới bệnh viện sẽ chọn bác sĩ đi học chuyên khoa cấp 1, anh năn nỉ tôi xin cưới. Trong thâm tâm tôi muốn để sau khi tốt nghiệp có công ăn việc làm ổn định mới tính đến chuyện hôn nhân, nhưng anh ra sức thuyết phục tôi rằng: làm đám cưới để trước hết là nhập được hộ khẩu cho anh, sau là chính thức hóa mối quan hệ anh là con rể của ba tôi, một bác sĩ kỳ cựu của bệnh viện. Trước khi về hưu ông sẽ có lời đề nghị chính thức với ban giám đốc bệnh viện cho anh đi học chuyên khoa cấp 1 để tạo nguồn cán bộ kế cận. Tôi nghe có lý, bèn bàn với ba mẹ lo từ A đến Z cho ngày thành hôn của chúng tôi. Thế là chỉ sau sáu năm, như có một bà tiên phù phép, anh từ một chàng trai nghèo đang cô thế giữa thành phố xa lạ, trở thành một bác sĩ chuyên khoa cấp 1 của một bệnh viện lớn. Nhưng tình cảm của anh với tôi cứ nhạt nhẽo theo năm tháng. Lúc đầu tôi cũng hơi buồn, nhưng lại tự biện minh rằng anh là người của công việc. Rồi tôi có bầu, sinh con và âm thầm chịu đựng sự thiếu vắng trong cả tình cảm. Có lần tôi hỏi lý do vắng nhà thường xuyên, kể cả những hôm con ốm, anh nói do trực hộ bạn, hoặc nghiên cứu.
Bạn,
Cuối cùng người vợ mới phát giác chồng đã có bồ, một dược sĩ giàu có, độc thân, chủ một cửa hàng thuốc lớn ở trung tâm một quận mới. Nghe tin này cô choáng váng. Cô mất ăn mất ngủ cả tuần lễ, rồi ngã bệnh. Rồi một lần ba mẹ cô về quê thăm họ hàng, cô không ngần ngại hỏi thẳng chồng chuyện bồ bịch. Anh chồng nói: “Nếu cô đã biết thì tôi cũng không giấu làm gì. Thực ra ngay từ đầu tôi đâu có yêu cô!” Và cuối cùng họ đã ly dị nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.