Hôm nay,  

Ông Táo Về Trời

24/01/201400:00:00(Xem: 4768)
Huyền thoại Ông Táo về Trời để báo cáo chuyện trần gian thực sự là có chuyện như thế hay không?

Dĩ nhiên, ai cũng biết là không có. Thời naỳ khoa học rồi. Người xưa ngó lên mây, thấy mờ mịt, diễn giải ra đủ thứ. Chuyện Ông Táo cũng y hệt như chuyện Ông Già Nô En. Nhưng tất cả huyền thoại chỉ là để bày tỏ ước mơ, về những cách làm thế gian này tốt đẹp hơn.

Do vậy, chuyện Ông Táo về báo cáo chuyện thiện ác trong năm, chỉ là để khuyên dân mình phải sống thiện, phải lìa ác, kẻo rồi sẽ bị trừng phạt bởi một ông Trời -- mà rồi, bây giờ khoa học cũng chẳng tin là có Ông Trời nào hết, khi các bài toán về vũ trụ kéo dài hiểu biết nhân loại về hàng chục tỷ năm trước, về một điểm bùng nổ của công thức gì đó (mình không giỏi khoa học, nên chẳng nhớ hết những gì đã đọc về khoa học).

Báo Pháp Luật Xã Hội kể về một hình ảnh tử tế trong ngaỳ Thứ Năm 23-1-2014:

“Im lặng xếp hàng mới được mua xôi cúng ông Táo...

Ở phố cổ Hà Nội, có một hàng xôi "xếp hàng" rất nổi tiếng với tấm biển "khách tới mua xôi, yêu cầu nói nhỏ để mọi người xung quanh còn ngủ". Ngày lễ tiến Táo quân về trời, cảnh đông đúc diễn ra từ tờ mờ sáng với sự im lặng khá đặc trưng...” (ngưng trích)

Hóa ra, vẫn có những người Hà Nội lịch thiệp như thế. Tuy lặng lẽ đứng xếp hàng, nhưng đang dạy cho cả thành phố về một phép tắc tử tế. Và Ông Táo chỉ là một hình ảnh biểu tượng... Ai dám chê dân Hà Nội nơi này?

Rồi chuyện ở tỉnh Phú Thọ.

Báo Một Thế Giới kể:

“Cả làng xuống ao bắt cá chép cho Táo quân đi 'chầu'...

Gần đến ngày 23 tháng Chạp, người dân làng Thủy Trầm (Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ) tất bật quăng lưới, tát ao bắt cá chép đỏ để làm “phương tiện” cho ông Táo về trời.

Tục lệ tiễn ông Công ông Táo về trời, cùng quan niệm cá chép đỏ đem lại may mắn khiến nghề nuôi loại cá này ở Thủy Trầm ngày càng phát triển....”(ngưng trích)

Hóa ra, trong khi huyền thoaị ông Táo ở Hà Nội gắn liền với đaọ đức, tại Phú Thọ lại gắn liền với hoạt động kinh tế. Cũng là lời khuyên ông bà nghìn xưa để lại một cách khéo léo chăng...

Những phong tục đẹp như thế, vậy mà có người cứ bảo phải xóa sổ Tết âm lịch để chỉ mừng Tết dương lịch. Sao không thấy là Philippines mừng Tết dương lịch tưng bừng nhưng vẫn nghèo thê thảm, trong khi Hàn quốc vẫn giữ Tết âm lịch mà kinh tế vọt lên hàng đầu thế giới...

Thêm nữa, Tết Ta là Tết Ta, chớ có ăn Tết Tầu nào đâu... vì bánh chưng, bánh té, mâm ngũ quả là riêng Việt Nam. Dân Tầu ăn Tết là với há cảo, bánh tổ... làm gì có chưng với tét.

Dù vậy, một số phong tục cũng cần xem lại. Thí dụ, về ý nghĩa ngày cúng ông Táo, báo Khám Phá nêu câu hỏi lý thú: “Đốt mã: Người cõi âm có nhận được iPhone?“

Báo KP ghi lời phỏng vấn về chuyện ngày cúng Ông Táo:

“Theo GS Ngô Đức Thịnh, gia đình ông có đốt vàng mã nhưng không bao giờ sắm mã iPhone gửi cho người cõi âm...


Trong ngày lễ ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), đốt vàng mã được coi như một phong tục, người người đua nhau sắm mã to để đốt lấy lộc to. Thậm chí, những năm gần đây, trong giỏ vàng mã của nhiều gia đình có cả đồ hi-tech như: điện thoại, iPhone, iPad gửi cho ông Công, ông Táo.

Theo GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, hiện nay, nhiều người dân đốt vàng mã một cách “lãng phí và sai lầm”.

Trước hết, nhiều người có quan niệm đốt càng nhiều tiền vàng mã, càng có nhiều lộc là không đúng. Bởi điều quan trọng nhất, phải có tấm lòng thành tâm, chứ không phải ở vàng mã nhiều ít.

Thậm chí, cần lên án những người đốt vàng mã “như đốt đống rơm đống rạ”. “Hành động này vừa vô tín ngưỡng, vừa vô văn hóa”, ông Thịnh nhận xét.

Giáo sư cũng chỉ ra một sai lầm khác trong tục đốt vàng mã, đó là “sự ganh đua”. Ông nêu ra tư tưởng sai lầm khá phổ biến: “Hôm trước nhà anh đốt bằng này mã, ngày mai tôi đốt nhiều hơn anh”...

...Trong cuộc trao đổi thông tin báo chí về lễ hội chùa Hương 2014 vừa diễn ra tại Hà Nội, Thượng tọa Thích Minh Hiền – Trụ trì chùa Hương (Mỹ Đức, HN) cho rằng, người dân đang hiểu lầm, đốt nhiều tiền vàng âm phủ sẽ có nhiều lộc...

Thượng tọa cho hay, tại chùa Hương, nhiều năm qua, vẫn còn hiện tượng đốt tiền âm phủ. Nhưng chủ yếu là bà con kinh doanh buôn bán, Phật tử không mang tiền vàng mã vào đốt.

“Không có sự linh thiêng trong việc đốt vàng mã”, Thượng tọa Thích Minh Hiền khẳng định...”(ngưng trích)

Thế đấy, thế mới là hợp lý. Khoa học đã cho thấy rồi, và bây giờ nhà sư chùa Hương cũng khuyên cùng một lời như thế: đốt vàng mã không linh thiêng gì hết. Rồi Giáo sư Ngô Đức Thịnh cũng nói như thế.

Phong tục chỉ là biểu tượng được hình thể hóa.

Bản tin báo Khám Phá cũng nêu lên khía cạnh khác:

“Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng, nét đẹp của ngày ông Công, ông Táo là tục phóng sinh, không phải đốt mã. Do vậy, nhiều gia đình mua cá chép về làm lễ rồi phóng sinh.

GS Trần Lâm Biền - Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian - lý giải, tục lệ này ít nhiều liên quan đến đạo Phật. Ẩn đằng sau tục phóng sinh là tinh thần từ bi theo quan niệm của nhà Phật. Lòng từ bi của nhà Phật không chỉ với loài người mà nó mở rộng ra muôn loài, muôn vật. Triết lý nhà Phật là coi tất cả muôn loài, kể cả con người cùng chung một bản thể, cội nguồn.

Từ đó, tục phóng sinh là trở về với tâm tư cội nguồn của đạo để tìm sự an ủi cho tâm hồn đầy tội lỗi mà con người vấp phải. Tết ông Công, ông táo vào ngày 23 tháng Chạp cũng được người Việt chúng ta chọn làm ngày lễ phóng sinh, đó là nét đẹp văn hóa.”(ngưng trích)

Như thế mới là trọn nét đẹp của phong tục, và không nên hiểu nhầm chuyện cúng kiếng là chuyện hối lộ.

Nghĩa là, Ông Táo thực sự là trong tâm mình vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.