Hôm nay,  

Một Năm Võ Bình Định

02/01/201400:00:00(Xem: 2356)
Thế là một năm qua đi. Dòng chảy của đời sống vẫn liên lỉ, lưu chuyển với những vui và buồn, những lạc quan và bi quan, những thành công và thất bại... Đó là chuyện đời riêng của từng người, nhưng khi họp lại đã trở thành dòng chảy đời sống của dân tộc.

Hôm nay đọc bài viết trên Báo Bình Định nhìn lại năm qua, tưạ đề “Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định: Một năm nhiều thành công.”

Bản tin cho biết: “Trong năm 2013, các VĐV thuộc Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định đã tham gia tổng cộng 7 giải đấu cấp quốc gia (trong đó có 2 giải trẻ) và một giải khu vực miền Trung ở các môn: võ cổ truyền, kick-boxing, wushu, giành được 38 HCV, 26 HCB, 27 HCĐ. Ngoài ra, tại Giải võ cổ truyền tranh đai vô địch Let’s Việt lần đầu tiên tổ chức (gồm 6 hạng cân), đã có 3 võ sĩ Bình Định lọt vào chung kết, trong đó 2 người giành đai vô địch.”

Chuyện thành công cá nhân thì, tất có người giỏi, người dở... người có năng khiếu võ thuật, người không. Vấn đề là có chính sách nào để bảo tồn và phát triển võ cổ truyền hay không?

Một thời nhà Tây Sơn nương tựa vào một thế hệ thanh niên nơi này để dựng cơ nghiệp, tất nhiên tiềm lực của người dân Bình Định phải có tố chất hơn người.

Báo Bình Định kể:

“Bên cạnh việc chuẩn bị lực lượng để tham gia các giải đấu, trong năm 2013, Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định còn tập trung cho công tác bảo tồn di sản phi vật thể này. Với nỗ lực đưa võ cổ truyền đến gần hơn với mọi người dân và du khách, đơn vị đã khai giảng lớp võ cổ truyền dành cho các đối tượng phong trào tại Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh; đưa võ cổ truyền vào giảng dạy tại Trường THCS Trần Hưng Đạo và Trường THPT Trần Cao Vân (TP Quy Nhơn). Các CLB dưỡng sinh trên địa bàn toàn tỉnh cũng tích cực triển khai tập luyện các bài võ có nguồn gốc từ Bình Định.

Võ sư Bùi Trung Hiếu, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định, cho biết: “Thời gian tới, Trung tâm sẽ cố gắng đẩy mạnh việc đưa võ cổ truyền vào các trường học, trước mắt trên địa bàn TP Quy Nhơn, sau đó mở rộng ra các địa phương khác. Đây là một cách bảo tồn hiệu quả”.

Công tác quảng bá võ cổ truyền Bình Định tiếp tục được tích cực triển khai bằng nhiều hình thức. Riêng võ sư Nguyễn Văn Cảnh hai lần được mời sang châu Âu huấn luyện cho một số môn phái và biểu diễn tại các lễ hội lớn liên quan đến võ cổ truyền Việt Nam. Nhiều võ sinh trong và ngoài nước tiếp tục tìm đến Bình Định để học võ...”(ngưng trích)

Nghĩa là, dạy võ cổ truyềnc ho tất cả các trường trung học toàn tỉnh... và mở ra nhiều lễ hội võ hơn. Hẳn nhiên, đó là điều hợp lý, nhưng thực hiện ra sao, mới là vấn đề.

Một bài viết trên đài RFA tựa đề “Võ cổ truyền Việt Nam, ước mơ và rào cản” từ Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam, lên mạng RFA ngày 28-3-2013 nêu lên quan ngại, và rất là đáng quan ngại thưạ sự, trích như sau:


“...Một võ sư yêu cầu giấu tên, ông là hội viên hội võ thuật Bình Định, chia sẻ với chúng tôi rằng thực trạng nền võ học Việt Nam trong một tình trạng không mấy sáng sủa, vì hai lý do: Việt Nam chưa có một triết lý về võ thuật; Và nền giáo dục căn bản không có tinh thần võ sĩ đạo. Chính hai lý do này dẫn đến võ cổ truyền Việt Nam bị mai một thật sự vì tìm không ra truyền nhân, học trò tìm thầy thì quá nhiều nhưng thầy tìm cho ra một học trò chẳng khác nào mò kim đáy biển.

Ông giải thích thêm rằng trong suốt quá trình lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm, các võ sư Việt Nam chưa bao giờ có đủ thời gian và cơ hội để ngồi suy tư về một triết lý võ học, chính vì tính chiến đấu quá cao, nên dẫn đến tính sát thương trong chiêu thức võ cổ truyền Việt Nam nằm ở ngưỡng quá cao, đòn thế nguy hiểm và đậm đặc tính giết người...

...Một vị võ sư khác cũng yêu cầu giấu tên giống như ba vị võ sư trước nói rằng với đà cào bằng như thế, sức sáng tạo bị hạn chế đến mức gần như không có và mọi thứ bị cào bằng bởi một cơ chế chung. Ông nói rằng hiện nay, ông quản lý sáu lò võ tương đối lớn ở Bình Định, nhưng suốt ba mươi năm dạy võ, ông thật sự thất vọng vì chưa tìm được một đệ tử đủ tin tưởng để truyền các chiêu thức tinh hoa.

Và khổ hơn là khi tuổi đã cao, suốt ngày phải lo tập luyện những bài quyền mới của tổng hội, những bài quyền gia truyền của ông bị bỏ quên, nhiều khi thi triển trở lại rất lóng ngóng, lúng túng. Ông rất buồn vì điều này.

Và điều ông buồn nhất là ông luôn coi mình là một võ sư chân chính, mà một võ sư chân chính luôn coi trọng tinh thần võ sĩ đạo, đi không đổi họ, ở không đổi tên. Nhưng rất tiếc khi trò chuyện với chúng tôi, ông buộc phải giấu tên vì những lý do nhạy cảm. Nỗi buồn của vị võ sư vừa nói cũng giống với nỗi buồn của ba vị võ sư trước. Dường như tinh thần võ sĩ đạo đã bị lấy mất vì một thứ cơ chế nào đó khó hiểu. Và, nền võ cổ truyền Việt Nam đang dần thất truyền. Đó là một thực tế đáng buồn...”(ngưng trích)

Mình là dân ngoạị đạo đối với võ thuật... Tuy là chân yếu tay mềm, nhưng lòng lúc nào cũng quan tâm về võ Bình Định. Không biết chính xác tình hình ra sao, nhưng cũng nêu để các vị đại võ sư quan tâm.

Thứ nhất, nếu thuần túy là đòn thế sát thương, môn võ này sẽ không bao giờ phổ biến ra khắp thế giới như Judo, Taekwondo... được. Vì nhu cầu muốn cho môn võ cổ truyền trở thành môn thể thao quốc tế, cần có tính biểu diễn nhiều hơn là đòn sát thương.

Thứ nhì, chuyện thất truyền thì không rõ tới mức độ thế nào. Nhưng cũng nêu lên để quan tâm vậy.

Xin gửi lời chúc tiễn năm cũ đi cho nhẹ nghiệp và đón năm mới vào đầy tràn phước đức.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.