Hôm nay,  

Án Oan Huy Chương Vàng

07/12/201300:00:00(Xem: 2839)
Chúng ta ưa thích nhìn các trận đấu thể thao. Nơi đó, là những chiến thắng, là huy chương vàng, là lời vinh danh cho các lực sĩ nhanh nhất, khỏe nhất, bền bỉ nhất...

Họ là ước mơ đẹp nhất của thể lực nhân loại, là sự khéo léo của các chiêu thức võ thuật, là tốc độ nhanh nhất của những lực sĩ chạy, bơi, vân vân.

Nhưng ngó vậy, mà không phảỉ vậy.

Để nói về chuyện môn võ Vovinam đưa vào Đông Nam Á Vận Hội, tức là SEA Games. Năm nay là 2014, là cuộc thi khởi sự cho SEA Games 27.

Thông tấn VietnamNet nói, đăng lại ở Zing News, trong bản tin tưạ đề “Thái Lan và Myanmar công khai trao đổi huy chương vàng” cho biết rằng, SEA Games 27 dù chưa chính thức khai mạc, nhưng chuyện các đội thoả thuận, chia chác huy chương với nhau đã xảy ra ở môn Chinlone chiều qua (5/12).

Bản tin này nói về chuyện môn võ Vovinam, một tự hào của làng võ học Việt Nam, trích:

“...Ngay từ khi SEA Games còn chưa diễn ra, các quốc gia bắt đầu chiến dịch “mặc cả” nhau huy chương. Tất nhiên, là nước chủ nhà, Myanmar sẽ tận dụng tối đa lợi thế và cả sức ép để thu về nhiều huy chương nhất. Đó là một lợi thế không thể chối cãi của nước chủ nhà, nhưng xung quanh câu chuyện này có nhiều điều khó chấp nhận.

Trước đó, phát biểu trên báo chí, Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang cho biết, nước chủ nhà Myanmar muốn Việt Nam phải nhường 7 HCV trong tổng số 18 bộ HCV thì mới chấp nhận đưa môn Vovinam vào chương trình thi đấu chính thức tại SEA Games 27.

Ở môn bi sắt, Myanmar đề nghị Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia giúp Myanmar có thể đoạt HCV ở cả đơn nam, đơn nữ, nếu không sẽ bị loại. Nhiều môn khác cũng rơi vào cảnh phải chia sẻ huy chương với nước chủ nhà, nhưng vẫn phải chấp nhận. Không chỉ có nước chủ nhà đòi HCV ở Vovinam, mà có ít nhất 3 quốc gia nữa cũng muốn được “chia sẻ”, nếu không sẽ dùng quyền phủ quyết của mình để phản đối việc môn võ này có trong chương trình thi đấu. Không chỉ có Vovinam, mà rất nhiều thế mạnh khác của Việt Nam cũng sẽ phải nhường huy chương nếu như không muốn bị loại khỏi chương trình thi đấu. Myanmar từng tuyên bố, môn nào mà chủ nhà không đoạt ít nhất 1/5 tổng số HCV của môn đó thì sẽ không tổ chức. Với việc cắt giảm và loại các thế mạnh đối thủ, giờ lại yêu cầu được chia sẻ HCV ở những môn mình rất yếu, Myanmar gần như chắc chắn đứng đầu về số lượng huy chương tại SEA Games lần này, dù trước đó Myanmar thậm chí còn chưa bao giờ vào đến tốp 4. Thực tế, chuyện các nước chủ nhà vơ vét huy chương, các quốc gia “mặc cả” với nhau kỳ SEA Games nào cũng có.

Cũng ở môn Vovinam 2 năm truớc Việt Nam đã bị Indonesia “đặt vấn đề” và chúng ta phải nhường 5 HCV. Ngay cả Việt Nam trong lần tổ chức trên sân nhà năm 2003, cũng đưa vào nhiều môn thế mạnh như đá cầu, vật, lặn, khiến các đối thủ ngao ngán.

Tuy nhiên, cách đổi chác huy chương ngày một công khai và thậm chí còn mánh khóe, khiến Đại hội lớn nhất khu vực chỉ còn là cuộc chơi thành tích của các đoàn, thay vì tranh tài sòng phẳng, chân chính...”

Bởi vậy, truyền thống Vovinam rất là tuyệt vời. Nơi đó là hệ thống đai, thứ bậc minh bạch.

Không sai chạy, người dưới tin tưởng người trên.

Nhưng khi vào SEA Games, phải lép, phải nhường, phải tương nhượng... cũng là một bài học ngoại giao.

Nhưng tuổi thọ thi đấu của các võ sĩ có khi cũng là một hy sinh: khi nhường năm nay, có thể các năm sau sẽ không đươc thi đấu nữa, trong khi mỗi năm sức mỗi yếu dần, cơ hội huy chương vàng có thể vĩnh viễn nằm ngoaì tầm tay nhiều võ sĩ một cách oan uổng.

Phải chăng, đây cũng là “án oan” đối với nhiều võ sĩ khi pháí đoàn chấp nhận phải nhường?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.