Hôm nay,  

Kinh Tế và Tồn Kho

11/11/201300:00:00(Xem: 4307)
Kinh tế lúc nào cũng nghe lạc quan trên các bản tin trên đài... nhưng thứ gì bây giờ cũng hóa ra là sống kham khổ mới chịu đựng được -- dĩ nhiên, trừ các đaị gia.

Các doanh nghiệp nghe nói cũng mệt lắm, theo các cuộc phỏng vấn doanh nhân trên đai mấy tuần qua -- kể cả các đại biểu quôc hội cũng báo nguy hiện tượng doanh nghiệp đóng cửa liên tục.

Bây giờ mình mới nhận ra rằng, doanh nghiệp làm ra hàng, bán không đươc có nghĩa là hàng tồn kho tăng. Tại sao bán không được? Chỉ vì không có người mua. Tại sao không có người mua? Chỉ vì không dư tiền, vì kinh doanh bất lợi...

Bây giờ, thử xem thứ gì tồn kho tăng.

Báo Hà Nội Mới hôm 7/11/2013 có bản tin “Tồn kho hơn 6 triệu tấn than” trong đó kể rằng:

“Theo Bộ Công thương, tồn kho than tiêu chuẩn tính đến hết tháng 10 vào khoảng 6,1 triệu tấn. Hai tháng cuối năm, các doanh nghiệp trong ngành cần phải tăng cường các biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ than như: tăng cường bám sát diễn biến thị trường, đôn đốc khách hàng cử tàu lấy than; kiểm soát chặt chẽ chất lượng than giao và tiến độ giao hàng; tiếp tục rà soát và chấn chỉnh các khâu giao nhận than đầu nguồn để nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác giao hàng.

Trong tháng 10 sản lượng than khai thác và sản xuất giảm do ảnh hưởng của mưa, bão liên tiếp ngay từ đầu tháng. Sản lượng than sạch ước đạt trên 2,6 triệu tấn. Tính chung 10 tháng ước đạt trên 32,6 triệu tấn, giảm 4,5% so với cùng kỳ.

Trong 10 tháng, sản lượng than tiêu thụ ước đạt trên 30,5 triệu tấn, giảm 29,0% so với cùng kỳ, trong đó, lượng than xuất khẩu giảm 29,2%.”(ngưng trích)

Tiêu thụ than giảm... Đáng ngại à.

Trong khi đó, mới tuần trước, báo Lao Đông ngày 30-10-2013 có bản tin “Lại choáng với 500.000 tấn đường tồn kho!”

Nghĩa là, bán đường không được. Nghiã là, dân ít làm bánh hơn... Nghĩa là, hại dây chuyền tới nông dân trồng mía...

Bản tin nói:

“Các doanh nghiệp mía đường lại đang nơm nớp lo đường sẽ tiếp tục tồn kho khối lượng lớn những tháng cuối năm do sản lượng mía niên vụ mới dự báo đạt trên 1,6 triệu tấn. Cùng với đó là sự tấn công ồ ạt của đường lậu từ biên giới phía nam tràn vào, và đường nhập khẩu theo hạn ngạch, trong khi cả ngành mía đường vừa trải qua một đợt giải quyết đường tồn kho kỷ lục.


“Thù” trong, “giặc” ngoài

Ông Hà Hữu Phái – Đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) - ngày 29.10 trao đổi với Lao Động: “Ngành đường vừa trải qua đợt tồn kho kỷ lục với trên 500.000 tấn, kéo dài suốt từ tháng 5 trở lại đây. Chỉ sau khi Bộ Công Thương đồng ý cho xuất khẩu cả đường tinh luyện RE, các DN mới giải tỏa phần nào lượng đường dồn ứ để xuất sang Trung Quốc”. Theo ông Phái, thời điểm đường tồn kho tăng cao nhất, Bộ Công Thương đã “bật đèn xanh” cho các DN xuất khẩu khoảng 200.000 tấn đường cả hai loại RS và RE. Hiện tại, do đường dự báo sẽ tiếp tục tồn kho cao trước niên vụ mới, VSSA lại kiến nghị được xuất thêm 165.000 tấn sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch ở Lào Cai. “Hiện, Bộ Công Thương cũng đồng ý cho xuất cả hai loại đường trên nên DN sẽ thuận lợi hơn. Nhưng, các DN đang đối mặt với đợt đường tồn kho mới do chuẩn bị vào niên vụ” – ông Phái cho hay.

Theo tính toán của VSSA, sản lượng đường niên vụ mới dự báo khoảng 1,6 triệu tấn. Đường tồn kho vụ trước hơn 140.000 tấn, cùng với đường nhập theo hạn ngạch khoảng 70.000 tấn. Trong khi lượng tiêu thụ trong nước chỉ khoảng 1,3 triệu tấn. Dự báo, lượng đường tồn kho đợt mới lên đến trên 500.000 tấn vào tháng 12 tới...”(ngưng trích)

Còn gì nữa?

Trước đó hai tuần, báo Tuổi Trẻ ngày 14-10-2013 kể chuyện “Tồn kho ximăng tiếp tục tăng cao”... Nghĩa là, xây dựng trì trệ...

Bản tin viết:

“Sản phẩm tồn kho của Tổng công ty Công nghiệp ximăng VN (Vicem) tiếp tục tăng cao khi tính đến ngày 30-9-2013 lượng ximăng và clinker tồn kho ước mức 1,28 triệu tấn.

Trong đó, lượng clinker còn tồn khoảng 800.000 tấn, phần còn lại thuộc về ximăng. So với tháng trước, lượng ximăng tồn kho tăng khoảng 200.000 tấn.

Tuy nhiên, lượng ximăng xuất khẩu của Vicem sau chín tháng đầu năm 2013 ước lên đến 547.000 tấn, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2012.”

May là có tăng xuất khẩu đó... Nếu không là thê thảm.

Kinh tế này hẳn là mệt à.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.