Hôm nay,  

Vậy Mà Không Phải Vậy

09/11/201300:00:00(Xem: 3766)
Cuộc đời luôn luôn có những lớp sương mù. Không chắc những gì chúng ta thấy đã là đúng như thực. Hãy nhìn những nhà ảo thuật trình diễn xem. Thấy thì thấy vậy, nghe thì nghe vậy... nhưng không chắc cuộc đời đã là như vậy.

Thử nhắc chuyện ngày xưa. Hồi xưa, ở làng Nam Xương, có cô gái tên là Vũ Thị Thiết, người đã xinh đẹp lại thùy mị nết na. Kết duyên với chàng Trương Sinh vốn là người cùng làng.

Khi chàng theo lệnh vua ra trận, nàng mới mang bầu. Rồi sinh ra bé trai tên là Đản.

Mỗi lần bé Đản khóc, hỏi cha, thì nàng nói rằng để chờ đêm tới sẽ có cha tới. Và khi đêm về, nàng chỉ bóng mình trên vách do đèn hắt vào, và nói với bé Đản rằng đó là cha, để bé khỏi khóc.

Khi tan giặc, chàng Trương Sinh về làng, tới ẵm bé Đản thì bé đẩy ra, nói ông không phải là cha vì cha của bé chỉ tới vào ban đêm.

Chàng nổi ghen, ngày ngày mắng nàng vì tưởng là ban đêm có đàn ông tới nhà với nàng.

Nàng ra bến Hoàng Giang tự tử... Rồi một đêm, chàng tình cờ thắp ngọn đèn dầu hao mà nàng đã cất từ lâu, thấy bóng chàng hắt lên vách, bé Đản mới chỉ bóng mà gọi đó là cha. Bấy giờ chàng mới hiểu, ân hận vô cùng. Chuyện còn dài, mang nhiều tính huyền bí đau thương. Nhưng nơi đây, mình chỉ nói chuyện “thấy vậy mà không phải vậy.”

Tương tự, mới đây, có một vị sư cũng có lẽ bị oan như thiếu phụ Nam Xương. Vì pho tượng Phật đưa vào chùa, bị dân chúng cho là tượng giống hình nhà sư này, nên dân mới kéo tượng ra...

Bản tin Phật Tử VN hôm 8/11/2013 kể theo Trí Thức Trẻ, qua bản tin như sau:

“Sư trụ trì thay tượng cổ: "Đó là tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông"...

Thượng toạ Thích Tiến Đạt, Phó ban trị sự Phật giáo Hà Nội khẳng định, bức tượng bị thay thế, giống sư trụ trì chùa Chân Long là tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông...

Ngày 6/11, các trang mạng xã hội chia sẻ những clip và hình ảnh người dân tố cáo nhà sư Thích Minh Phượng, trụ trì chùa Chân Long Tự (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) “tự ý thay đổi tượng cổ bằng tượng mình”.


Đoạn clip được quay ngày 5/11, ghi lại cảnh người dân đưa bức tượng mới ra khỏi chùa trước sự chứng kiến của chính quyền UBND xã Chàng Sơn. Thậm chí, trang mạng xã hội của những người Chàng Sơn còn chia sẻ sự phẫn nộ, bức xúc của người dân trước nhiều sự việc xảy ra tại di tích lịch sử cấp quốc gia này.

Trao đổi với chúng tôi vào chiều 7/11, Thượng toạ Thích Tiến Đạt, Phó Ban trị sự kiêm Chánh thư ký Ban trị sự Phật giáo Hà Nội cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, Ban trị sự thành phố đã trao đổi với Ban trị sự Phật giáo huyện Thạch Thất, chính quyền địa phương và hiện đã có ý kiến thông báo, chỉ đạo về vụ việc.

Đồng thời, Thượng toạ Thích Tiến Đạt cũng cho hay, sau khi tiến hành xem xét, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Hà Nội đã xác định, pho tượng mới bị người dân cho rằng giống sư trụ trì là tượng của Phật hoàng Trần Nhân Tông...”(ngưng trích)

Đây cũng là bài học: lẽ ra sư trụ trì ngay từ khi đặt thợ đúc tượng, nên để tiến trình naỳ cho Phật Tử làm, sao lại lặng lẽ làm để rồi bị ngờ vực.

Lý do đưa Phật Tử đặt tượng, vì tiền làm tượng là tiền Phật Tử, tuy nhà sư có toàn quyền sử dụng nhưng cũng cần hội ý để tứ chúng không có dị kiến...

Hay phải chăng vì sư trụ trì trước giờ cũng không được dân “thuận thảo,” cho nên xảy ra chuyện là bị nghi liền? Nếu thế, đây cũng là một phần ở sư vậy.

Than ôi, thấy vậy mà không phải vậy.

Do vậy cũng cần nói lên dư luận khác: theo nhiều người dân, sư trụ trì tính tình không thuận thảo với dân, lập đaọ tràng áo xanh cho những người thân tín riêng và kỳ thị những người dân khác, thậm chí sư trụ trì đã từng ném tượng cổ xuống sông và bây giờ đang lo vớt lên...

Nếu thế, nghe vậy mà cũng không phải vậy: nghe lời sư trụ trì phân giải thì cũng không hẳn là sự thật...

Thấy và nghe đều phân vân lắm đường, có phải không...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.