Hôm nay,  

Sao Nỡ Sưu Cao Thuế Nặng?

26/10/201300:00:00(Xem: 5076)
Bây giờ đi đâu cũng phải nộp thuế, nộp phí... chỉ vì chưa tới thời được “xài chùa kiểu xã hội chủ nghĩa”... và có thể sẽ không bao giờ tới. Vậy mà may mắn, mình đi học trước 1975 từ tiểu học, trung học, đaị học đều miễn phí... tụi nhỏ nghe không mấy đứa tin, nhưng cứ hỏi các anh sinh viên đấu tranh như Lê Văn Nuôi, Huỳnh Tấn Mẫm... là biết.

Bây giờ từ bệnh viện tới trường học đều thu phí. Đó là chưa kể phí ngầm phải nộp cho quan chức phường, quận...

Mà tuần này, nghe nói chính phủ hụt thu ngân sách, lại càng sợ, vì thế nào cũng sẽ bị xiết thêm phí...

Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có bài viết “Ngân sách nhà nước: Cần cuộc đại phẫu” của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, ghi rằng:

“Tại buổi họp báo hôm 10-10-2013, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết mọi năm, thu ngân sách chín tháng thường đạt 80% dự toán, năm nay chỉ đạt 66,6%. Dự báo khả năng thu ngân sách năm 2013 không đạt được như dự toán. Trong khi đó, theo bà Mai, chi ngân sách vẫn không ngừng tăng, đặc biệt là chi phát triển sự nghiệp, chi quản lý hành chính. Có lẽ đã đến lúc cần một cuộc đại phẫu với ngân sách nhà nước.

Thu ngân sách quá cao so với GDP và không bền vững

Là một nước nghèo mới vượt qua ngưỡng “nước thu nhập thấp”, nhưng từ lâu Việt Nam đã có tỷ lệ thu ngân sách trên GDP cao nhất khu vực, cao hơn rõ rệt so với những nước giàu có hơn nước ta.

Theo bảng dưới, mặc dù là nước có GDP tính theo đầu người thấp nhất nhưng Việt Nam có tỷ lệ thu ngân sách/GDP cao nhất và tỷ lệ bội chi ngân sách cao nhất so với các nước trong khu vực. Nếu cộng khoản thu với khoản bội chi ngân sách thì tỷ lệ chi ngân sách của Việt Nam lên đến 32,6% GDP, hơn gần gấp đôi Philippines là nước có GDP/đầu người cao hơn hẳn nước ta.

Tỷ lệ thu ngân sách của nước ta cao bằng tỷ lệ thu ngân sách của các nước có thu nhập trung bình, có thu nhập bình quân đầu người cao gấp đôi so với nước ta.

Thu ngân sách quá cao gây sức ép nặng nề lên khu vực doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp dân doanh...”(ngưng trích)

Thử nhớ lại xem, một thời chống sưu cao thuế nặng... nổi tiếng lừng lẫy có người tự gọi là nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm -- ông này quê ở Huế, năm 1955 ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, rồi vào miền Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế...

Nghĩa là, nằm vùng thứ thiệt.

Rồi ông nắm chức Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế. Năm 1994 Nguyễn Khoa Điềm ra Hà Nội, làm thứ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.... Từ tháng 11 năm 1996 là Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin. Năm 2001, Điềm trở thành ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2001-2006).... Bây giờ nghỉ hưu và sống tại Thành phố Huế.

Hồi đó, ông Điềm có bài thơ được Hà Nội tung hô rất mực, đó là bài “Xuống Đường” trong đó có những câu chỉ thẳng vào tình hình, như:

“...Đả đảo sưu cao, thuế nặng, tham nhũng, gian thương!
Tẩy chay văn hóa ngu dân, văn chương xác thịt!
Đánh đổ cường quyền hành hung phát xít
Trả bạn bè ta, phải trả ngay!
Ta quỳ xuống đất đai
Ta hát với đất dày.”


Thế là thế nào? Có phải là thời xưa như thế? Hay là thời này? Mình không nhớ là thời 1964 (năm mà ông Điềm vào Nam nằm vùng) cho tới 1975 có chuyện tệ hại tới nỗi nặng lời như: sưu cao, thuế nặng, tham nhũng, gian thương, văn hóa ngu dân, văn chương xác thịt, cường quyền hành hung phát xít...

Hay là Nguyễn Khoa Điềm chỉ là nhà tiên tri, làm thơ thập niên 1960s để chỉ cho nửa thế kỷ sau của VN?

Chưa hết. Còn có ca khúc “Sưu Cao Thuế Nặng” hồi đó ưa hát trên đường phố do mấy anh sinh viên bị Nguyễn Khoa Điềm xúi giục.

Ca khúc này, không nhớ của ai sáng tác, nhưng còn nghe được trên trang Nhạc Của Tui, có câu:

"Sưu cao thuế nặng.. giữa đô thành này
Dân ta nghèo chỉ còn đôi tay
Tay vẫn làm mà hàm không nhai..
Đồng bào ơi hãy đứng dậy..”(ngưng trích)
Bây giờ, Nguyễn Khoa Điềm im tiếng rồi, có lẽ vì cuốn sổ hưu nặng hơn những dòng thơ...
Có Trời nào có thể giúp cho dân mình nhẹ bớt sưu cao thuế nặng chăng?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.