Hôm nay,  

Học Theo Nước Khác

17/10/201300:00:00(Xem: 5568)
Chuyện học lẫn nhau là bình thường. Một thời chúng ta từng nghe chuyện nói rằng Việt Nam cần học những chặng đường phát triển kinh tế của Singapore, rồi tới một thời lại nghe chuyện Hà Nội nói cần phải học theo Bắc Kinh để khỏi bị các hội bất vụ lợi quốc tế vào quấy rầy.

Chuyện học theo nước khác thực ra đã có từ lâu rồi. Vấn đề là, cái gì hay thì học, cái gì dở thì nên gạt bỏ, bởi vì không phải cái gì ở nước người cũng cần phải học theo.

Tấm gương tuyệt vời nhất là cụ Phan Bội Châu khởi động phong trào Đông Du, kêu gọi học sinh xuất dương sang Nhật để học.

Chuyện học không đẹp là khi ông Hồ sang Tàu, sang Nga học chủ nghĩa Mác-Lê-Mao, và áp dụng vào hoàn cảnh Việt Nam, làm thêm tan nát đổ vỡ -- vì độc quyền yêu nước và vì chuyên chính độc đảng đã truy diệt các đảng quốc gia khác trong thời 1945; đó là chưa kể chuyện truy diệt người Phật Giáo Hòa Hảo và chuyện Đảng CSVN ám sát các nhà trí thức Đệ Tứ Quốc Tế, tuy họ cũng là yêu nước kiểu khác. Bởi vậy, hễ học lạc đường, là cơ nguy lịch sử chạy lệch đi vài chục năm nữa.

Bây giờ, một điều quan trọng nhà nước CSVN muốn tìm hiểu: áp lực quốc tế và áp lực nội điạ nào đã dẫn tới những bước dân chủ hóa của Miến Điện. Không phải Hà Nội muốn tìm học, mà chỉ muốn nghiên cứu để ngăn chận viễn ảnh này tại Việt Nam.

Trong khi đó, từ bên kia địa cầu, nhà nước Cuba lại muốn tìm học kiểu Việt Nam, xem làm thế nào phù phép chuyện “sửa Hiến pháp” để đảng CS muôn năm trường trị...

Báo Công An hôm 15-10-2013 có bản tin tựa đề “Tổng thống nước CHLB Myanmar U Thên-xên tiếp Bộ trưởng Trần Đại Quang” trong đó, kể chuyện Bộ Trưởng Công An dẫn phái đoàn Công an cấp cao VN thăm Miến Điện -- nên hiểu rằng, không phải thăm để bàn chuyện thương mại hay đầu tư.

Báo CA viết:

“Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Myanmar, ngày 15/10, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đoàn đại biểu cấp cao của Bộ Công an Việt Nam đã đến chào xã giao Đại tướng U Thên-xên, Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Myanmar.

Tham dự buổi tiếp Bộ trưởng Trần Đại Quang của Tổng thống Myanmar có Trung tướng Oai-Luyn, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao U-un-la-moong-luyn; Trung tướng Cô-cô, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Bộ trưởng phủ Tổng thống U-oong-min và các quan chức cấp cao Myanmar. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Myanmar Phạm Thanh Dũng cùng tham dự buổi tiếp.


Tổng thống U Thên-xên nhiệt liệt chào mừng và đánh giá cao chuyến thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Myanmar của Bộ trưởng Trần Đại Quang; bày tỏ vui mừng trước sự phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa Myanmar và Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, an ninh, quốc phòng….; khẳng định chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Trần Đại Quang sẽ góp phần tăng cường, làm sâu sắc thêm quan hệ giữa hai nước nói chung, giữa Bộ Nội vụ Myanmar và Bộ Công an Việt Nam nói riêng...”(ngưng trích)

Thế rồi, Cuba muốn học gì từ Việt Nam?

Báo Đất Việt viết theo bản tin TTXVN hôm 16-10-2013, qua bản tin “Việt Nam trao đổi kinh nghiệm sửa Hiến pháp với Cuba,” trong đó viết:

“Ngày 16/10, tại Trụ sở Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Uông Chu Lưu làm Trưởng đoàn đã làm việc với Đoàn Thư ký Hội đồng Nhà nước Cuba do ông Homero Acosta Alvarez, Thư ký Hội đồng Nhà nước, Điều phối viên Tổ công tác nghiên cứu cải cách Hiến pháp của Cuba làm Trưởng đoàn...

...Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và mong muốn nhận được trao đổi đóng góp từ phía Cuba về những tồn tại, hạn chế trong quá trình cải cách tư pháp, sửa đổi Hiến pháp.

Trao đổi những thông tin về sửa đổi Hiến pháp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết yêu cầu sửa đổi Hiến pháp 1992 ở Việt Nam là tiếp tục khẳng định và làm rõ những nội dung cơ bản đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...”(ngưng trích)

Tưởng học gì... hóa ra là thế. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Hóa ra là, học cái nghề kềm kẹp...

Hãy nhớ rằng, khi cụ Phan Bội Châu ở nước Nhật, cụ không hề kêu gọi du học sinh phải học tinh thần phát xít độc tôn của người Nhật Bản, một tinh thần sau này đã dẫn quân đội Hoàng gia Nhật Bản tới những cuộc xâm chiếm Đại Hàn và Trung Quốc, và hung hăng tới mức lập các đội phụ nữ Đaị Hàn và TQ chuyên phục vụ “tình cảm” cho các binh đoàn Nhật.

Than ôi. Cũng là học, mà sao đáng sợ vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.