Hôm nay,  

Tiến Sĩ Đạo Luận Văn

16/10/201300:00:00(Xem: 6057)
Câu chuyện lạ lùng này không hề nghe tại Sài Gòn trước năm 1975: làm luận văn Tiến sĩ bằng cách chép lại của người khác. Có phải thời này là mấp mé thiên đường xã hội chủ nghĩa, khi cậu nhóc Kim Jong-Un vẫn được phong quân hàm Thống Tướng, hiển nhiên chuyện Tiến sĩ Hà Nội chép bài của nhà là thường, có phải không?

Báo Đất Việt hôm 6-10-2013 có bản tin tựa đề “Thu hồi bằng tiến sỹ phó viện trưởng đạo luận văn,” trong đó kể rằng:

“Chiều 5/10, Bộ Giáo dục & Đào tạo phát đi thông cáo thu hồi bằng tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế, phó viện trưởng Viện Tài chính - Ngân hàng thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trước đó, Bộ đã nhận được đơn tố cáo của công dân về việc ông Hoàng Xuân Quế, tác giả luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2003 với đề tài “Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam” đã “đạo” tới 30% dung lượng luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2002 của TS. Mai Thanh Quế, Học viện Ngân hàng với đề tài “Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”.

Sau khi nhận được giải trình của ông Hoàng Xuân Quế, nhận thấy có nhiều điểm bất thường, Bộ đã đề nghị Hội đồng Chức danh giáo sư ngành kinh tế học thành lập hội đồng xác minh luận án tiến sĩ để đánh giá mức độ sao chép này.

Kết quả, hội đồng khẳng định, luận án của ông Hoàng Xuân Quế có sao chép một phần từ luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế.

Các nội dung sao chép không có chú dẫn nguồn trích (trong luận án của ông Hoàng Xuân Quế, phần danh mục tài liệu tham khảo không có tên luận án của ông Mai Thanh Quế), việc sao chép không đúng quy định ( không có dấu ngoặc kép cho phần sao chép nguyên văn)...”(ngưng trích)


Bản phúc trình của Bộ ghi rằng, luận án dày 159 trang, thì tới 52,9 trang là copy y chanh, tức là 30%. Thế là, Bộ yêu cầu thu hồi bằng tiến sỹ của ông Hoàng Xuân Quế...

Tại sao thời trước 1975 không nghe những chuyện này ở Sài Gòn? Mình vẫn còn nhớ, thời cuối 18060s và đầu 1970s, rất nhiều giaó sư ở Đại Học Văn Khao Sài Gòn và Đaị Học Vạn Hạnh chưa có bằng Tiến sĩ, và họ cũng không cần tìm kiếm các chức danh đó... chỉ vì những tác phẩm của họ có một giá trị tự thân rồi.

Thử hỏi cụ Nguyễn Du xem, có phải đời này buồn lắm chăng: Năm 1783, cụ Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường (Tú tài). Thế rồi tập ấm, làm quan. Có hề thi lấy bằng cấp nào cao hơn không? Không, không hề lấy bằng cấp nào cao hơn. Thời loạn mà. Gian truần theo cuộc nội chiến giữa thời Lê Mạt, rồi Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, rồi Tây Sơn... chưa bị chặt đầu giữa trận là may rồi.

Mình còn nhớ cụ Nguyễn Du có mấy câu thơ, khi cụ phải đi ăn xin (nói thẳng, là nhờ lòng từ bi của người khác, cụ không mắc cỡ gì khi kể chuyện buồn thời loạn này):

Tằng lăng trường kiếm ỷ thanh thiên
Triển chuyển nê đồ tam thập niên
Văn tự hà tằng vi ngã dụng
Cơ hàn bất giác thụ nhân liên...

(Thanh kiếm dài hùng vĩ như dựa vào trời xanh
Lặn lội trong bùn lầy ba mươi năm rồi
Văn chương có thấy lợi gì cho mình đâu
Đói, lạnh... phải nhờ lòng từ bi của người khác.)


Bởi vậy, nghe chuyện văn bằng Tiến sĩ copy tới 30% mà tức cười. So với cụ Tú Tài Nguyễn Du mà không thấy mắc cỡ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.