Hôm nay,  

Cõi Thơ Bùi Giáng

06/10/201300:00:00(Xem: 5556)
Thơ mộng nhất đời là khi đọc thơ Bùi Giáng.

Thí dụ như khi đọc mấy câu trong bài “Cây cỏ dậy thì” của thi sĩ Bùi Giáng:

Em đi cây cỏ dậy thì
Ngày xuân vô lượng cùng đi lên đường
Trùng lại giây phút phố phường
Niềm vui quá khứ phi thường hồi sinh...


Vào đúng ngày 7 tháng 10 năm nay là tròn 15 năm ra đi của thi tài độc đáo này.

Báo Giác Ngộ cho biết sẽ có một Đêm thơ nhạc tưởng niệm thi sĩ Bùi Giáng.

Bản tin báo nhà chùa viết rằng nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của thi sĩ Bùi Giáng (7-10-1998 –7-10-2013), Ban Văn hóa GHPGVN TP.SG sẽ “tổ chức chương trình thơ - nhạc tưởng niệm vào lúc 19 giờ ngày 6-10-2013 tại nhà Văn hóa truyền thống, chùa Phổ Quang (đường Huỳnh Lan Khanh, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM), nhằm tôn vinh các đóng góp to lớn của Ông văn học nước nhà.”

Trên mạng Tự Điển Bách Khoa Mở, thi sĩ được mô tả là:

“Thi sĩ Bùi Giáng sinh ngày 17-12-1926 và qua đời ngày 7-10-1998, hưởng thọ 71 tuổi. Ông là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học lỗi lạc của Việt Nam. Nổi tiếng từ năm 1962, với các bút danh: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng... thi sĩ Bùi Giáng đã để lại cho đời hơn 40 chục tập thơ, vài chục sách dịch, tập văn và nhiều bài nghiên cứu, giảng luận về triết học và văn học.”

Nhà phê bình nghệ thuật Huỳnh Hữu Ủy qua bài “Thử phác họa đôi nét về cõi thơ Bùi Giáng” trên Quảng Đức (www.tuvienquangduc.com.au/) đã kể một số kỷ niệm:

“Riêng tôi, lúc nào tôi cũng thấy Bùi Giáng là một thiên tài điên. Điên nhưng rất hiền hòa, rất thơ mộng, điên như thánh. Giữa những cơn điên kéo dài lâu quá, ông như không còn phân biệt cái thực và hư. Có một bữa, ông đòi tôi chở về một căn nhà nào đó bên miệt Phú Nhuận để ông cho vịt ăn, vì nhiều ngày quá rồi ông chưa trở về chắc là vịt đói lắm. Trên căn gác tôi đưa ông về, ông rào một chuồng vịt khoảng mấy thước vuông, ông ném gạo cho vịt ăn, nói nói cười cười, rất hoan hỉ, nhưng đàn vịt ấy chỉ toàn là một bày vịt bằng nhựa. Trước năm 75, tôi gặp ông rất thường vì mỗi buổi chiều rảnh rỗi tôi thường ghé Đại học Vạn Hạnh viếng thăm thầy Tuệ Sĩ rồi cũng tạt qua thăm ông. Lúc nào cũng thấy ông làm việc. Nằm ở một góc nhà, chung quanh đẩy sách vở, đọc đọc chép chép không ngừng nghỉ. Ngoài những cơn cuồng, Bùi Giáng rất lặng lẽ, ghét chuyện thị phi, tranh chấp ô trọc. Tôi còn nhớ khoảng năm 1971, tuần báo tìm hiểu của cô Phan Lâm Hương (con gái út cụ Phan Huy Quát) có thực hiện một cuộc nói chuyện với Bùi Giáng rất hay và nghiêm trang, có thể giúp cho người đọc chia sẽ được nhiều điều với Bùi Giáng. Nhưng sau đó thì có vấn đề, vì bài báo ấy mà một thi sỉ khác, cũng là loại cô phong đỉnh của vòm thơ Việt hiện đại gây hấn với Bùi Giáng quá cỡ. Bùi Giáng sau đó rất sợ mấy nhà báo. Ông than phiền hoài, cho rằng mấy ông làm báo đã kéo Bùi Giáng vào việc thi phi ở đời, từ đó ông không còn muốn gặp mấy người ký giả, viết báo thường thích gây chuyện chộn rộn ở đời.”(ngưng trích)

Bây giờ không nói nữa rồi
Vì em đã bỏ ngọn đồi thông xanh
Bây giờ bên cạnh thân anh
Chỉ còn cánh mỏng mong manh chuồn chuồn
.
Bây giờ nhớ núi thương truông
Nhớ rừng cao nhớ mưa nguồn thu xanh
Hoang mang nhớ thị nhớ thành
Nhớ em quá lắm nhưng đành làm ngơ
.
Bây giờ con cá bay lên
Vì triều biển động mông mênh tới trời
Anh làm chú mọi con thôi
Nhớ nàng mọi nhỏ… cái môi của nàng…
.
Bây giờ dốc núi chon von
Một nàng mọi nhỏ là con ông trời
Da nâu là bởi làn môi
Tóc nâu là bởi ông trời thương yêu
.
Bây giờ núi đá mốc meo
Vì nhân gian đã quên trèo sườn non
Ống chân nhân loại đã mòn
Mai sau gối rụng thôi còn mong chi
.
Bây giờ thôi nói làm chi
Chuyện buồn cô Thúy chuyện Dì Lyn Rô
Trái thu mòn rụng em so
Trời thu mòn rụng em cho bây giờ...
Nơi đây, những dòng chữ này, xin trang trọng tưởng niệm thi sĩ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.