Hôm nay,  

Nói Về Nợ Văn Bản Luật

23/09/201300:00:00(Xem: 7654)
Bài báo Lao Động hôm Thứ Bảy 21-9-2013 ghi lời bà Phó Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân: “Ở VN có một luật rất hay, rất lạ mà thế giới chưa có là luật phổ biến giáo dục pháp luật. Có nghĩa, luật ban hành ra rồi vẫn không làm, đến khi ra thêm luật phổ biến giáo dục pháp luật cũng... chưa làm”.

Có đúng thế không? Ý của bà muốn nói là về “tình trạng yếu kém trong ban hành văn bản hướng dẫn luật.”

Nghĩa là, mọi người ngớ ra, không hiểu thi hành luật thế nào. Đơn giản vì chính phủ “nợ văn bản luật” -- câu nói bí hiểm này có nghĩa là, ra luật rồi, mà không có văn bản hướng dẫn thi hành luật, cho nên “nợ văn bản luật,” nghĩa là, cho nằm u.

Bài báo Lao Động viết:

“Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, tình trạng nợ đọng các văn bản luật vẫn rất phổ biến. Nếu năm 2001 có 60 văn bản nợ, năm 2002 là 80, 2003 là 50, năm 2006 vọt lên 165 văn bản do quá trình gia nhập WTO, 2007 còn 52, 2010 nợ 45, 2011 có 58 văn bản thì đến thời điểm hiện tại của 2013 là nợ 93 văn bản.

Trong đó, bộ nợ nhiều văn bản chi tiết luật nhất là Lao động Thương binh Xã hội với 28/42 văn bản. Bộ Giáo dục về nhì khi còn nợ 14/15 văn bản (mới ban hành được 1 văn bản). Bộ Tài chính nợ 12/19 văn bản và cá biệt Bộ Công Thương phải ban hành 10 văn bản thì nợ cả 10/10, trong đó có Luật Điện lực....

...Ủy viên thường vụ quốc hội Phùng Quốc Hiển dẫn báo cáo của chính phủ cho biết có 55,6% các luật, pháp lệnh đã có hiệu lực nhưng chưa có quy định nội dung chi tiết, tức chỉ có 44% luật có đủ điều kiện triển khai.


Tuy nhiên, tỉ lệ nợ đọng văn bản quy định chi tiết pháp luật theo báo cáo thanh tra của UB Pháp luật Quốc hội còn lên đến gần 67%. Đáng chú ý là trong số các văn bản chưa được ban hành thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì có đến 46 văn bản quy định chi tiết Luật xử lý vi phạm hành chính và 10 văn bản quy định chi tiết Bộ luật Lao động (sửa đổi), mà đây lại là hai trong số văn bản luật có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội...

...Bà Kim Ngân tóm tắt 5 nguyên nhân chủ yếu là do: “Nợ; Chậm tiến độ; Chưa nghiêm túc; Chất lượng kém và Nội dung chưa phù hợp”. Bà cho biết, bình quân một luật có 6-7 văn bản luật mới thực hiện được.”(ngưng trích)

Có cần phải nói ý kiến dân gian nơi đây không?

Chuyện luật pháp cao siêu bí hiểm, thôi thì dẫn ra một câu nói của Ký giả Trương Minh Đức rằng: “Việt Nam có một rừng luật, nhưng chỉ xử dụng luật rừng.”

Có cần phải thêm ý nào không?

Thực ra, những con sô trên đều không chính xác. Trở ngược về câu nói của ông Hồ: “Không gì quý hơn Độc lập, Tự do...”

Thử đếm xem, ai có Tự do ở đây? Vậy là ông Hồ nợ nhân dân tới 50% rồi đấy nhé.

Đếm thêm nữa thử xem: Độc lập nào mà cứ gọi “tàu Trung Quốc” là “tàu lạ”... như thế? Vậy là cái 50% này cũng sứt mẻ đấy nhé...

Tính ra, là có thể đang nợ văn bản tới 80 hay 90% rồi...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.