Hôm nay,  

Câu Chuyện Truyền Đăng

13/09/201300:00:00(Xem: 10444)
Truyền đăng, truyền đăng... chữ này có nghĩa đơn giản là trao truyền ngọn đèn. Trong nhà Thiền, đây là trao ngọn đèn chánh pháp từ thầy xuống trò, trong nghi thức công nhận sự giác ngộ. Vì, nếu không có giác ngộ, Đạo Phật không còn là Đạọ Phật, mà sẽ trở thành mù mờ như người đi trong bóng đêm.

Có một truyện ngắn tưạ đề “Truyền Đăng” của nhà văn Nguyễn Trọng Văn, mới đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân, trong đó nêu lên nghĩa truyền đăng hơi khác.

Dĩ nhiên, ca ngợi lòng yêu nước là luôn luôn nên tán thán. Tác giả đã làm được như thế. Nhưng có vài chi tiết cho thấy tác giả chưa nghiên cứu kỹ, hoặc rằng có thể vẫn hiểu hết nhưng cố ý hư cấu để đạt mục tiêu văn học nào đó.

Truyện “Truyền Đăng” kể rằng thiếu úy Quang Hào đóng quân ven núi Ngọc, bước tới thăm Chùa Tháp Tường Long nơi đỉnh núi Ngọc, gặp một sư nữ, được kể rằng “truyền đăng” có từ thời nước Đaị Việt dùng chùa nơi đỉnh núi này để quan sát quân giặc phương Bắc có thể từ biển vào, và khi thấy tàu giặc vào biển Việt Nam là đốt cỏ lên, để truyền tin dữ cho các trạm tin trong nội địa.

Viết như thế là đẹp, rất đẹp, vì mang ý nghĩa gìn giữ tinh thần yêu nước. Nhưng có một số chi tiết nên nêu ra.

Trước tiên rằng, cần thấy rằng, tất cả các đỉnh núi ở tỉnh Quảng Ninh đều được sử dụng cho mục tiêu quan sát giặc Phương Bắc trong nhiều triều vua Việt Nam xưa. Không chỉ một ngọn núi. Đó là lý do Núi Yên Tử trở thành trung tâm của các nhà sư hoàng gia...

Nơi đã diễn ra những trận đánh máu chảy thành sông là Bạch Đằng Giang, cũng ở tỉnh Quảng Ninh (biên giới, tất nhiên chiến tranh nhiều).

Vua Trần Nhân Tông (sau, trở thành một nhà sư) đã đề một bài thơ trên một ngọn núi gần sông Bạch Đằng, Quảng Ninh, và từ đó ngọn núi này có tên là Truyền Đăng -- còn có tên là “Núi Thơ Đề.”

Dĩ nhiên, nhà văn khi viết truyện, không nhất thiết phải theo đúng sách sử hay ghi theo bản đồ. Nhưng đó là tùy.

Truyện Nguyễn Trọng Văn hay, nhưng cách xưng hô không hợp với thời nay.

Thí dụ, nhân vật Quang Hào khi gặp ni sư đã gọi ni sư là “thầy chùa,” và ni sư gọi nhân vật chính là “thí chủ.” Viết như thế, Tây hay Mỹ đang học tiếng Việt, có thể tưởng thiệt rằng xưng hô như thế mới đúng. Thiệt ra không đúng.

Trích truyện này một đoạn như sau:

“Dạ, chào thầy chùa. Tôi đến hơi đường đột không hiểu có làm thầy chùa bận lòng không ạ? Quang Hào ngẩng mặt nhìn lên. Dưới ánh trăng vàng, gương mặt vị sư nữ trông coi chùa Tháp Tường Long thật nhân hậu. Hình như bà vừa mới châm thêm nén hương trong chính điện trở ra. Mùi trầm còn vương quanh áo. Quang Hào bước lại gần, anh chắp tay lễ độ. Xin lỗi đã làm thầy chùa bận tâm. Mô phật - vị sư nữ cũng chắp tay đáp từ - nếu không phải về ngay, mời thí chủ vào trai phòng xơi chén trà cho ấm bụng...”(ngưng trích)


Nên thấy rằng, trong khi nói chuyện bình thường, khi nói về nhân vật thứ 3 ngoài cuộc đối thoaị, chúng ta có thể dùng từ “thầy chùa.” Nhưng khi đối thoại, không ai gọi nhân vật đối diện là “thầy chùa,” như thế là không đúng với đời thực.

Thứ nữa, gọi “ni sư” là “thầy chùa” là không hợp cách -- có thể gọi “sư thầy” theo thói quen người miền Bắc, bỏ phần nữ tính, nhưng từ Miền Trung và Nam, đa phần là gọi “ni cô” cho nữ tu trẻ, hay “ni sư” cho người nữ tu trung niên trở lên, và gọi “sư bà’ hay “ni trưởng” cho vị nữ tu lão niên.

Mặt khác, chữ ‘thí chủ” là chữ cổ, dùng trong sách cổ, bây giờ các sư gọi Phật tử đơn giản hơn, tùy trường hợp mà thứ tự có hay không.

Thêm nữa, hãy đọc xem giaỉ thích của ni sư về “truyền đăng” như sau, trong truyện ngắn này:

“...Từ thời nhà Lý trên đỉnh núi Ngọc đã sừng sững ngọn tháp Tường Long, một ngọn tháp cao chín tầng uy nghi đứng trên đỉnh núi. Có lẽ từ thời đó các vị vua nhà Lý đã nhận ra đỉnh núi Ngọc trong dãy núi Rồng là một vị trí vô cùng đắc địa. Đứng từ đây không chỉ nhìn ra được bốn phương tám hướng mà xa hơn thế là một vị trí quan sát tiền tiêu và hành cung của nhà vua ở miền biển Đông Bắc của quốc gia Đại Việt. Từ đó trên đỉnh núi Ngọc, ngọn tháp Tường Long đã trở thành nơi các triều đại cắt cử người trông coi và quan sát canh giữ vùng biển.

A di đà phật, sau này cho dù ngọn tháp Tường Long bị thời gian làm đổ sập nhưng trên đỉnh núi Ngọc vẫn duy trì việc quan sát. Thế mới có chuyện gọi công việc đó là "truyền đăng", vị sư nữ ngừng kể. Bà theo thói quen đưa tay lau lau lớp hơi nước bám trên mặt bàn. Quang Hào lấy làm sửng sốt. Câu chuyện rồng chầu hướng ra biển cùng công việc "truyền đăng" lần đầu anh mới được nghe. Cứ như cổ tích và hiện thực có mối liên hệ nào đấy...” (ngưng trích)

Dĩ nhiên, nếu nhìn thuần túy văn học, hình ảnh đó là đẹp, là thơ mộng, là yêu nước thực sự. Dù là Chùa Tháp Tường Long có đổ sập, nhưng việc quan sát giặc phương Bắc vẫn duy trì.

Truyện lẽ ra hay hơn, nếu ngay từ đầu, thí dụ, ở những đoạn văn đầu, tác giả cho nhân vật chính đọc một đoạn sách cổ (hay sách của HT Thanh Từ hay HT Nhất Hạnh, đều có giải thích), cho thấy nghi lễ “truyền đăng” là việc trao đèn, tượng trưng sự giác ngộ, từ thế hệ Thiền sư này, sang thế hệ sau. Và rồi tới khi được ni sư Chùa Tháp Tường Long giải thích thêm về ý truyền đăng, khi các vị sư thay nhau quan sát động tĩnh cho cả dân tộc, cả thời chiến lẫn thời bình...

Như thế sẽ không bất ngờ hơn. Và sẽ hay hơn.

Nhưng ngay ở cách xưng hộ đã không đúng thì còn gì bất ngờ hơn nữa được. Nếu tác giả đọc báo Giác Ngộ hàng ngày, hẳn đã không mắc các lỗi sơ đẳng như thế. Không dám chê, chỉ tiếc là chưa tròn đầy thôi.

Ý kiến bạn đọc
14/09/201306:42:59
Khách
Cô Tư mất công vô ích rồi. Góp ý cho bài viết của tơ báo tập hợp cua những cán bút thiếu văn hoá thì mình cũng bớt văn hoá mất thôi. Nếu có văn hoá tác giã câu chuyên đã không dùng từ và hành văn như Cô tư nói. Cô đổ nước đầu vịt rồi.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.