Hôm nay,  

Cần Bao Nhiêu Lễ Phục?

04/08/201300:00:00(Xem: 6970)
Tất nhiên là cần lễ phục, vì xã hội vận hành vẫn cần có những nghi lễ nhất định. Thêm nữa, khi nhiều nước thế giới đã có lễ phục, không lẽ chúng ta chỉ diện chiếc áo bà ba thì coi sao đặng...

Nhưng quan trọng của lễ phục là phải độc đáo Việt Nam, đừng giống Tàu và cũng chớ giống Tây -- nghĩa là thuần Việt thì không hẳn, nhưng phảỉ làm sao cho quốc tế thấy chúng ta có nền văn hóa riêng.

Báo Khám Phá có nêu đề nghị của Giáo sư Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội sử học Việt Nam, rằng “Việt Nam nên có hai bộ lễ phục, một bộ mang phong cách hiện đại dùng cho dịp ngoại giao; một bộ lễ phục mang phong cách truyền thống, mặc vào dịp lễ lớn trong nước.”

Bản tin báo này ghi thêm lời GS Quốc:

“Tôi nhớ ông cựu Quốc vương Sihanouk của nước Campuchia, có khi ông mặc lễ phục truyền thống, nhưng có cơ hội ông cũng mặc Âu phục. Do vậy, tôi muốn chọn hai bộ lễ phục cho nam và hai bộ cho nữ để sử dụng vào mỗi dịp, mỗi hoàn cảnh khác nhau. Như thế sự lựa chọn sẽ thoải mái hơn...”

Trong khi đó, ông Thứ trưởng Bộ VHTT – DL Vương Duy Biên nói rằng, cuộc thi mẫu lễ phục sẽ chọn 20 bộ vào vòng chung khảo để cho trình diễn:

“Chúng tôi mời các nhà chuyên gia, hội đồng nghệ thuật, giới truyền thông cho ý kiến. Những người sẽ mặc trình diễn không phải 'chân dài' mà là những người ở độ tuổi, vóc dáng khác nhau. Đó là những người thật, cuộc đời thật... sẽ dùng lễ phục.”

Một điểm cần nhớ, cho dù gọi là lễ phục, nhưng nó vẫn sẽ có những chuyển biến tương lai -- thuận theo sở thích của các thế hệ sau.

Mình còn nhớ chút ít mấy bài học hồi thời sinh viên về văn hóa Nhật, nên nghĩ rằng không nên nói cụ thể là 2 bộ lễ phục. Có thể để mở ra tới 8 hay 10 bộ lễ phục.

Lý do: thiết kế trang phục biến đổi tùy theo đường thẳng, đường cong và màu sắc trang phục. Nên sẽ rất đa dạng.

Gặp chuyện nghiêm trọng, thí dụ Cúng Giỗ Hùng Vương, nên chọn màu sậm và nên thuần một màu trên trang phục. Gặp lễ hôi Xuân, nên chọn màu sáng, và nên cho nhiều màu trên trang phục.

Trong Lễ Tốt Nghiệp Đaị Học hay Trung Học Phổ Thông, nên có lễ phục đơn giản của người thanh niên sắp vào đời.

Lễ phục cho thanh niên nam nữ, nên có lễ phục cho người đã kết hôn khác với lễ phuc của người chưa kết hôn.

Lễ phục mùa hè phải đơn giản hơn lễ phục mùa đông. Thí dụ, mùa hè tay áo ngắn, vân vân.

Chọn nhiều lễ phục thực ra còn là lý do kinh tế, thu hút du lịch vì tính cách đa dạng, vì chỉ riêng mặc lễ phục cũng đủ cho một show diễn mấy tiếng đồng hồ.

Thí dụ như kimono Nhật Bản cho thiếu nữ chưa chồng gọi là Furisode với tay áo dài và nhiều màu tươi vui.

Quý bà có chồng thì kimono là bộ Kurotomesode có màu sậm ở trên, phần màu sắc tươi hơn ở dưới.

Bộ kimono cho mùa hè đơn giản hơn, cho cả nam và nữ có thay đổi một chút, có tên là Yukata.

Bộ kimono để dự tang lễ sậm nhất và đơn giản nhất, có tên là Mofuku.

Còn bộ lễ phục cho các sinh hoạt nhanh nhẹn thì chỉ như áo khoác, gọi là Haori...

Và nhiều nữa.

Thực ra, lễ phục Việt Nam có rất nhiều, và bây giờ chính thức chọn thì cũng nên chọn nhiều. Cứ mỗi sự kiện, thì tùy nghi Ban Tổ Chức tư vấn cho. Càng nhiều lưạ chọn, tất càng vui... và người ta gọi đó là đa nguyên, đa lễ phục.

Sao cứ đòi “điều 4 cho lễ phục” nhỉ?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.