Hôm nay,  

Bó Tay Với Chánh Tả?

19/07/201300:00:00(Xem: 6401)
Chuyện sai chánh tả có vẻ như phổ biến trên cả nước, bất kể bao nhiêu thế hệ ông bà đã làm đẹp cho ngôn ngữ Việt.

Phát ngôn sai chánh tả là thường hơn, tuy có thể tập cho đúng được. Thí dụ, dân nhiều tỉnh miền Bắc phát ngôn chữ “l” thành chữ “n” và ngược lại (thí dụ, lùn, nhầm thành nùn...)-- nhưng phát âm sai là một chuyện, còn khi viết chữ xuống mà sai là kể như công phu 12 năm trung tiểu học chẳng hay ho gì.

Trong khi đó, dân nhiều tỉnh miền Nam nói chữ “ruộng” thành “guộng” cũng nên chỉnh lại. Chuyện gì không siêng là hỏng cả.

Mình nghiệm ra rằng, hễ không chú ý tới chữ, là thế nào cũng sai. Mà mấy nhỏ xinh đẹp bạn mình đa số chỉ săm soi nhan sắc, nên viết ẩu vô cùng. Đó là thế hệ già của mình.

Mới gần đây, lại thấy một biểu tượng nhan sắc thế hệ trẻ, một cô Hoa Hậu từng được Đại sứ quán VN ở Ý mời sang tham dự một sự kiện lớn lao nào đó, thế rồi báo chí xem kỹ trên Facebook của cô, mới thấy rằng cô lỗi chánh tả đầy khắp.

Như chữ: trể (lẽ ra là "trễ"), khắc khe (lẽ ra là "khắt khe"), mõi (lẽ ra là "mỏi"), và vân vân...

Có thể vì cô viết ẩu, viết vội, vì trên đường xa ngàn dặm, chưa kịp sửa chăng? Không biết.

Nhưng tới ngay như văn bằng tốt nghiệp Đaị học mà cũng sai chánh tả thì thiệt là bó tay. Vì văn bằng tốt nghiệp chắc chắn là không viết trên đường thiên lý, không phải viết ẩu, không phải do tuổi vị thành niên viết...

Trang tin VnExpress hôm Thứ Năm 18-7-2013 kể:

“700 bằng tốt nghiệp đại học mắc lỗi chính tả.

Nhận bản sao bằng tốt nghiệp hệ chính quy của ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên), hàng trăm sinh viên phát hiện chức danh Hiệu trưởng bị lỗi khiến họ bị nghi ngờ dùng bằng giả. Còn nhà trường giải thích, đây chỉ là sai sót của cơ sở in.

Chia sẻ với VnExpress.net, một tân cử nhân giấu tên cho biết, ngày 1/7 vừa qua ĐH Khoa học làm lễ và trao bằng tốt nghiệp cho hơn 700 sinh viên khóa 7. Tuy nhiên, bản chính bằng tốt nghiệp lại không có tem chống hàng giả của Bộ GD&ĐT, còn bản sao lại mắc lỗi chính tả ở phần chức danh: "KT Hệu trưởng..."....”

Thế đấy, thế đấy... Hiệu trưởng => Hệu trưởng. Có bó tay không?

Xin mời các quan chức Bộ Giáo Dục, thử viết nhầm xem:

Trương Tấn Sang => Trương Tấn Xang.

Hay:

Chung qốc (thay vì Trung quốc)...

Thế nào cũng lãnh búa vậy.

Nhầm tên vua, như anh Tư Sang, không ai nghĩ kiểu quy chụp là chọc quê vua làm chi.

Nhưng đụng anh taù là mệt à...

Bởi vì anh Tàu bây giờ ở Việt Nam mình là “dua” rồi đó nha.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.