Hôm nay,  

Những Nhà Thầu Liều Lĩnh

10/2/200000:00:00(View: 5799)
Bạn,
Theo ghi nhận của các báo quốc nội, chưa bao giờ việc đấu thầu xây dựng các công trình điện lại khốc liệt như lúc này, các công ty đã tranh nhau bỏ giá thấp để mong được trúng thầu. Và khi đã thắng đầu thầu, các công ty này biết rằng lãi là khó nhưng phải chống lỗ để có việc làm. Nhiều công ty đã bỏ giá thầu thấp hơn giá gọi thầu đến gần 50%, do đó khi tiến hành công trình, các nhà thầu liều lĩnh này đã phải tính lại bài toán mua sắm vật liệu xây cất và tiền thuê nhân công, từ đó xảy ra tình trạng nhiều công trình đã bị “sự cố” khi chưa đưa vào sử dụng. Sau đây là một số trường hợp phá giá để được thầu theo ghi nhận của báo SGGP.

Trong 18 công trình thuộc đợt mở thầu bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản của Công ty Điện lực Thành phố hồi tháng 7/2000, nhiều nhà thầu đã thắng thầu với giá không thể tưởng tượng nổi. Như công trình 7 lộ ra của trạm ngắt Nguyễn Hoàng, giá gói thầu là 918 triệu đồng (số tròn) thì một đơn vị dự thầu dám bỏ giá 493 triệu. Chưa ăn thua gì. Gói thầu hoàn thiện lưới hạ thế ở Tân Bình có giá 297 triệu thì Công ty Rạng Đông bỏ giá 158 triệu. Và khó tưởng tượng, gói thầu trị giá 2,9 tỷ đồng, Công ty Rạng Đông trúng thầu với giá “kỷ lục”: 1,7 tỷ, chỉ bằng 60% giá gọi thầu! Sau này, trong lần gặp gỡ ông Huỳnh Cao Phượng, Giám đốc Rạng Đông, ông nói: “Thú thật, giá như vậy là lỗ cầm chắc. Nhưng chẳng thà chịu lỗ một, hai công trình còn hơn cho anh em thất nghiệp”.

Cũng theo báo quốc nội, nếu 10 năm trước, số công ty chuyên ngành xây dựng công trình điện chỉ đếm trên hai bàn tay, giờ con số này lên đến hàng vài ba chục và thị trường bước vào hồi cạnh tranh quyết liệt, gay cấn. Báo quốc nội đã nêu câu hỏi: bỏ giá thấp để phá giá hay là chiêu giảm giá cạnh tranh" Phân tích về hiện tượng này, báo quốc nội viết: Một nguyên nhân mà ai cũng cùng chung nhận xét là khối lượng công trình hiện nay không nhiều, các nhà thầu phải tranh nhau công trình để “có tiền nuôi quân, nếu lỗ thì lỗ chút đỉnh, còn hơn không cơm mà chẳng cháo”. Nhiều giám đốc nói thật: “Nếu không nhận thầu thì chết ngay. Nhận thầu mà lỗ thì chết từ từ. Tôi chọn cái chết từ từ.” Có giám đốc lạc quan hơn: “Công trình này lỗ thì chờ kiếm công trình khác đắp lại”. Người theo hướng “lạc quan”, kẻ chịu chết từ từ, chỉ có những nhà thầu kinh nghiệm thì than trời.

Bạn,
Với cách thầu quá liều lĩnh như thế, thì hậu quả là chuyện nhãn tiền. Báo SGGP cho biết có nhiều đơn vị trúng thầu rồi thực hiện công trình xây dựng lưới điện bằng vốn của Ngân hàng Thế giới đã làm “trây” ra đến độ nhiều điện lực khu vực phải nhức đầu nghe dân trách cứ do việc hồi phục trễ nguồn điện. Một phó giám đốc Công ty Điện lực Sài Gòn than với phóng viên: Nhiều đơn vị trúng thầu nhưng tổ chức thi công kém và những thiệt hại do những đơn vị này gây ra thì không tính được, như việc hồi phục điện trễ ảnh hưởng đến sản xuất-sinh hoạt hay kéo dài thời gian thi hành công trình. Chưa kể, có nhà thầu đối phó với tình trạng lỗ lã bằng cách thuê mướn đội quân không tay nghề từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào để xây cất công trình. Cơm, nhà thầu nuôi nhưng lương thì nhà thầu gởi thẳng về gia đình người lao động với giá khá bèo. Người lao động không làm hoặc làm kém, có nghĩa là đồng lương mà người thân họ nhận được càng “hẻo” hơn!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chuyện làm hàng mã là một kinh doanh giúp nuôi sống nhiều ngàn gia đình tại VN…Trên nguyên tắc, là dị đoan nhưng có tác dụng kinh tế.
Mì gói, mì gói, mì gói... Nếu không có mì gói, thế giới này sẽ trở ngại biết là bao nhiêu. Cứu trợ nạn nhân bão lụt cũng không biết gửi gì cho tiện. Bản tin VietQ kể: Số liệu thống kê mới nhất từ Hiệp hội mỳ ăn liền thế giới (WINA) cho thấy, sau 2 năm có dấu hiệu suy giảm, lượng tiêu thụ mỳ gói của Việt Nam đã tăng mạnh trở lại.
Có phải ung thư từ ô nhiễm môi trường? Đúng như thế. Có phải ung thư vì hóa chất tẩm vào thực phẩm? Đúng như thế. Có phải ung thư vì nhà máy phun khói mù mịt bầu trời? Đúng như thế. Có phải ung thư vì nguồn nước uống bị nhiễm độc, mất trong lành? Đúng như thế. Có phải ung thư vì khói xe mù mịt, vì bụi xi măng bên công trường bay ám sang khu phố, vì khu xử lý rác phải không làm tốt công việc, vì nhậu nhẹt tưng bừng? Đúng như thế. Và ung thư cũng vì chúng ta hại nhau, phun khói thuốc vào ám đầy nhà...
Khói thuốc hại vô cùng tận... Khói thuốc sẽ làm suy kiệt dân tộc... Bản tin Infonet nêu câu hỏi: Tăng thuế thuốc lá có làm gia tăng thất nghiệp? Đối với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy, số việc làm tạo ra ở các ngành khác lớn hơn so với số việc làm bị mất đi của ngành thuốc lá.
Vậy là bão nữa rồi... Cũng Miền Trung, cũng quê ông Hồ... sao cứ mãi bão lụt, có phải trời hành cơn bão mỗi năm?
Bản tin Infonet kể: Các tỉnh đồng loạt cấm biển, di dời hơn 17.000 người... Để ứng phó với bão số 4, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã thực hiện cấm biển; di dời 14.036 người trên các lồng bè, lều, chòi canh và 3.301 người trên đất liền đến nơi an toàn.
Đó là kỷ lục thế giới: ngành sư phạm Việt Nam kém hấp dẫn... Báo Lao Động kể chuyện Gia Lai và Thanh Hóa: “Cả ngành sư phạm chỉ có 1 sinh viên: Đào tạo thế nào?”
Câu chuyện qua sông vẫn y hệt như phim ảnh của thế kỷ trước… Báo Dân Việt kể về: Con đường tre mạo hiểm dài hơn 100m trên sông ở Lạng Sơn. Để tới trường, tới chợ phiên phía bên kia sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn), người dân thôn Xuân Lũng phải vượt qua cây cầu tạm được kết từ 17 bè tre.
Nhiễm HIV vì dùng chung kim tiêm? Trong khi có nghi vấn như thế, người y sĩ trong cuộc nói là không xài chung kim tiêm...
Đà Lạt đẹp tuyệt vời với hồ, với đồi, với rừng... nhưng bây giờ thì, đành than thở thôi. Báo Lao Động kể: Hồ Than Thở đang... “tắc thở”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.