Hôm nay,  

Vinh Danh Nguyễn Du

26/05/201300:00:00(Xem: 6526)
Tất nhiên, nhà thơ Nguyễn Du là thi hào vĩ đại. Ai cũng biết. Thế nên, chuyện vinh danh là hợp lẽ.

Lần này là cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc vinh danh. Các quan chức UNESCO không đọc được tiếng Việt để hiểu tầm vĩ đaị của Nguyễn Du, hẳn chủ yếu là đọc phần tóm lược tiểu sử thôi. Nhưng ngay cả khi mấy ông, thí dụ, trong UNESCO có đọc phần giới thiệu Nguyễn Du do Hà Nội trình lên qua bản tóm tắt cuộc đời bằng tiếng Anh, hẳn cũng chỉ là tiểu sử sơ sài thôi, đủ để lờ mờ hiểu về thi hào này.

Bản tin báo Hà Nội Mới viết:

“UNESCO vinh danh thi hào Nguyễn Du

Ngày 23-5, Đại diện Ủy ban UNESCO Việt Nam đã xác nhận thông tin Hội đồng chấp hành của UNESCO đã nhất trí thông qua Nghị quyết số 191/EX32 tôn vinh thi hào Nguyễn Du - tác giả Truyện Kiều (Việt Nam) là danh nhân văn hóa có tầm ảnh hưởng tới thế giới.

Dự kiến, UNESCO sẽ có quyết định chính thức về việc này vào tháng 11 tới, đồng thời tổ chức hoạt động tôn vinh Nguyễn Du ở Việt Nam cũng như một số nước trong cộng đồng UNESCO nhân kỷ niệm ngày sinh của ông vào năm 2015...”

Câu hỏi rằng, bản tiểu sử Nguyễn Du trình lên có cho thấy những nỗi đau đớn trong lòng cụ Nguyễn hay không? Mình nghĩ là Hà Nội không ưa chuyện phức tạp ở đây.

Trong khi đó, nếu các sinh viên muốn làm các luận đề về Nguyễn Du, nên tìm hiểu về những suy nghĩ của cụ trong cuộc nội chiến gay gắt giữa vua Quang Trung của nhà Tây Sơn kình với Nguyễn Ánh, người sau này lên ngôi với tên là Vua Gia Long.

Gia tộc cụ Nguyễn Du cũng chia đôi gay gắt. Thời đó, cũng y hệt như cuộc chiến Quốc-Cộng thời 1954-1975 vừa qua.

Trong Tự Điển Bách Khoa cho biết, Đoàn Nguyễn Tuấn là người nuôi cụ Nguyễn Du ăn học, và sau đó cụ Nguyễn Du cưới em gái Đoàn Nguyễn Tuấn. Khi cụ Đoàn Nguyễn Tuấn theo nhà Tây Sơn, được Nguyễn Huệ giao chức quan lớn, thì cụ Nguyễn Du trốn về quê vợ, vì hầu hết gia tộc Nguyễn đều chống lại Tây Sơn.

Nghĩa là, cụ Nguyễn Du cũng rơi vào cuộc chiến huynh đệ tương tàn, y hệt như Quốc-Cộng phân tranh sau này.

Tự điển Wikipedia viết:

“Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận công. Lúc này Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn đón về Sơn Nam Hạ nuôi ăn học....

...Năm 1789 Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Đoàn Nguyễn Tuấn hợp tác với Tây Sơn, giữ chức Thị lang bộ Lại. Lúc này Nguyễn Du về ở quê vợ (Quỳnh Côi, Thái Bình).

Tháng mười, năm Tân Hợi (1791), anh thứ tư cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh do chống Tây Sơn nên bị bắt và bị giết, dinh cơ họ Nguyễn ở Tiên Điền Hà Tĩnh bị Tây Sơn phá hủy.

Năm 1793 Quý Sửu, Nguyễn Du về thăm quê Tiên Điền và đến cuối năm ông vào kinh đô Phú Xuân thăm anh là Nguyễn Đề đang làm thái sử ở viện cơ mật và anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn...

...Mùa đông năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du trốn vào Gia Định theo chúa Nguyễn Ánh nhưng bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An. sau khi được tha ông về sống ở Tiên Điền. Trong thời gian bị giam ông có làm thơ My trung mạn hứng (Cảm hứng trong tù).

Mùa thu năm Nhâm Tuất (1802), Vua Gia Long diệt nhà Tây Sơn. Nguyễn Du ra làm quan Tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Mấy tháng sau thăng tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội).

Năm 1803, Nguyễn Du được cử lên ải Nam Quan tiếp sứ nhà Thanh sang phong sắc cho vua Gia Long.”

Thế đấy, thế đấy.

Nội chiến nào cũng đau đớn. Thời cụ Nguyễn Du cũng như thời sau này của chúng ta.

May cho cụ Nguyễn Du là chọn nhằm “bên thắng cuộc” là Gia Long, chứ còn chọn “bên thua cuộc” là Nguyễn Huệ Quang Trung thì hẳn là bị tru di tam tộc rồi.

Nhưng không thể nào lòng cụ Nguyễn hết đau đớn được, vì gia tộc bên vợ và người nuôi Nguyễn Du ăn học lại là quan chức của Tây Sơn Nguyễn Huệ, người đã đánh thắng quân Tàu những trận tuyệt vời nhất trong lịch sử.

Không thể nào nói rằng Nguyễn Du không từng ứa nước mắt khóc, khi nghĩ tới những người ơn, những người bạn theo vua Quang Trung và rồi bị vua Gia Long tru diệt.

Ai đúng? Ai sai? Ai chân, ai ngụy?

UNESCO hẳn là không biết vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.