Hôm nay,  

Phong Bì Tham Nhũng

23/05/201300:00:00(Xem: 5739)
Nếu xã hội cần phong bì mới chạy việc, như thế dân nghèo -- những người không kiếm nổi phong bì -- sẽ trở thành giai cấp vô sản, bị chèn ép nhất trong thiên đường “xã hội chủ nghĩa định hướng phong bì” này.

Nhưng ai cần phong bì? Thực tế chỉ có các quan chức mới có quyền lực để đòi phong bì, vì giả thử rằng, mình ra chợ đứng, bảo người dân đi qua đi lại cúng cho mình phong bì, là bảo đảm bị oánh liền.

Báo Đất Việt ghi lời của nhà báo Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - văn hóa trung ương cho biết, "Phong bì hàng trăm triệu, vài trăm triệu lại là ở những cửa quan. Ở những chỗ đấu thầu, đề bạt chỗ đó mới nhiều tiền, còn ở bệnh viện thì tiền không nhiều nhưng lại phổ biến."

Bi thảm là, quốc tế đã hiểu được quy luật phong bì của thiên đường định hướng phong bì này.

Ông Hữu Thọ kể:

“...đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới nó đã trở nên phổ biến. Trong một lần tôi đi Châu Âu, trong một cuốn sách hướng dẫn kinh doanh bằng tiếng Pháp, của nước ngoài đã có hướng dẫn cụ thể về cả định lượng, số lượng phong bì cho từng đối tượng khi muốn gặp quan chức Việt Nam.

Nó cụ thể đến mức khi gặp được quan chức thì phải qua bao nhiêu cửa, đưa bao nhiêu phong bì, số tiền là bao nhiêu. Từ anh lính gác, tới anh thư ký, rồi tới anh sếp. Khi đó, tôi chỉ coi đó là vấn đề sơ bộ.


Nhưng gần đây nó trở thành phổ biến mà người ta hay gọi đó là "văn hóa phong bì", thứ văn hóa đó không có thì không đi được, không lọt được. Văn hóa đó nó xuất hiện từ cửa quan tới bệnh viện, từ công đường tới nhà trường... Thực chất nó là sự trá hình của hối lộ.

Quà biếu thì có nhiều dạng chứ không phải chỉ có phong bì. Một chai rượu đắt tiền, căn hộ, miếng đất là dạng những quà biếu tính chất hối lộ.”

Cũng cần nhắc rằng, báo Tiền Phong mới đây cũng nêu vấn đề “Cam chịu tham nhũng?” trong đó dẫn ra bản khaả sát PAPI 2012:

“44% số người được hỏi cho biết phải “lót tay” khi xin vào nhà nước; 42% nói phải có phong bì khi khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện; 17% nói phải “bôi trơn” khi xin cấp sổ đỏ; 72,88% cho rằng có tố cáo cũng không mang lại lợi ích gì; với mức “bôi trơn” dưới 500.000 đồng, chỉ 21% trả lời sẽ tố giác...”

Kỳ lạ dị thường...

Mình nhớ thoòi trước 1975, ba mẹ dẫn mình vào trường ghi danh từ tiểu học, tới thi tuyển vào Đệ Thất, tới vào Đaạ Học cũng không hề có phong bì gì cả.

Thậm chí, giấy tờ sang xe, vào bệnh viện khám bệnh lúc đó cũng không hề lót phong bì nào cả.

Sao bác Hữu Thọ lại nói đó là truyền thống dân tộc nhỉ?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.