Hôm nay,  

Nỗi Oan Của Dân Thiểu Số

28/09/200000:00:00(Xem: 5489)
Bạn,
Tuần qua, trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, một chuyên viên về lâm nghiệp đã lên tiếng tố cáo các quan chức CSVN địa phương và các lâm trường quốc doanh tỉnh Darlac đã tàn phá rừng nhưng lại hèn nhát trút tội lên người dân sắc tộc thiểu số nghèo khổ từ miền Bắc vào. Sau đây là vài trích đoạn của bài viết.

Mấy năm nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Đắc Lắc có đăng tải các bài báo, ý kiến của các quan chức đủ cỡ của tỉnh Đắc Lắc kết tội dân di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc là thủ phạm chính của của nạn phá rừng ở Đắc Lắc. Người ta kêu dữ và kêu riết đến nỗi nhiều người dân và các cơ quan chính quyền của huyện và tỉnh coi số đồng bào này như thủ phạm chính của mọi rắc rối, tệ nạn ở địa phương. Luồng dư luận độc ác ấy làm cho chính đồng bào sắc tộc thiểu số rất ít ỏi và hiền lành nhưng nghèo đói, cần được bảo vệ, giúp đỡ ấy cũng cảm thấy như mình mắc tội to. Mà đa số dân bản địa tại Đắc Lắc cũng là người di trú từ mọi miền đất nước đến. Có đúng là số đồng bào dân tộc miền núi di cư tự do vào Đắc Lắc là thủ phạm chính tàn phá rừng Đắc Lắc hay không" Hơn ai hết, các vị lãnh đạo của Đắc Lắc biết rõ rằng: sự chặt phá rừng của đồng bào để làm nương rẫy chỉ là một phần tiếp nối rất nhỏ trong lịch sử tàn sát rừng khốc liệt ở Đắc Lắc trong 20 năm qua. Bắt đầu những năm 80 là cơn lốc phá rừng để thành lập hàng trăm nông trường, công ty cao su, cà phê. Ở nông trường nào khi đó người ta cũng thành lập các xưởng cưa, chế biến, hoạt động ầm ĩ. Chỉ một thập niên, hàng trăm hecta rừng đại ngàn thuộc nhiều huyện đã biến mất nhường chỗ cho “bạt ngàn cao su, cà phê”…

Cộng hưởng với cơn lốc nông-lâm trường là phong trào thi đua “xin khai thác gỗ tròn” của các cơ quan và cán bộ viên chức. Nhiều cán bộ về hưu hoặc còn đương chức vẫn còn nhớ nhiều trụ sở cơ quan, công trình văn hóa được xây dựng từ hồi đó là do được cấp chỉ tiêu khai thác gỗ để bán cho đầu nậu. Tất nhiên các cơ quan muốn có chỉ tiêu là phải chạy, phải xin ông kiểm lâm, ông ủy ban để được duyệt mấy ngàn, mấy trăm khối gỗ ở lô nọ, rừng kia. Để khi có được chỉ tiêu rồi thì đầu nậu cứ tha hồ vào rừng chặt chở gấp đôi, gấp ba chỉ tiêu, sau khi có “bo” cho anh kiểm lâm gác rừng. Cùng với trụ sở cơ quan là nhà của nhiều cán bộ công nhân viên. Ai chả nhớ chuyện tỉnh có chủ trương hỗ trợ cán bộ công nhân viên làm nhà bằng chỉ tiêu gỗ rừng. Rất nhiều cán bộ ở một số cơ quan máu mặt trúng to vì xin được tỉnh, huyện hỗ trợ làm nhà để “an tâm công tác lâu dài ở Tây nguyên”. Sau nhà là đường, nhiều con đường nhựa ở một số xã huyện cũng được xây dựng bằng chủ trương đổi gỗ rừng cho dân đầu nậu. Có con đường ở huyện được đổi bằng hàng ngàn mét khối gỗ, nhưng cuối cùng đầu nậu đã chở gỗ đi từ lâu mà đường thì huyện phải gom tiền của dân để làm mà cả chục năm nay vẫn chưa xong. Hậu quả là hơn 50% số rừng bị phá, những khu rừng đẹp nhất, giàu cây và chim thú nhất.

Bạn,
Tác giả bài báo cho biết từ năm 1991 nạn phá rừng gia tăng khi các lâm trường ào ạt phá rừng để lấy đất hoặc bán cho cán bộ trồng cà phê. Phá rừng lấy đất thì phải nghĩ cách đưa gỗ đi đồng bằng để bán. Thế rồi một số huyện, lâm trường nghĩ ra mẹo là đổ vấy cho dân di cư phá rừng để làm thủ tục “khai thác thu gom” gỗ tận dụng. Từ ba năm nay, trong lúc nhiều vụ phá rừng nghiêm trọng ở nhiều tỉnh bị đưa ra xét xử thì chính quyền CSVN tỉnh Darlac tung chiến dịch kết tội dân sắc tộc di cư. Với trò tung hỏa mù đó, quan chức CSVN địa phương đã bao che và thúc đẩy lâm tặc phá rừng mạnh hơn. Nhiều lâm trường còn móc nối với cai thầu đứng ra thuê dân chặt phá rừng do mình quản lý với điều kiện dân chặt xong, nhận tiền phải đi nơi khác ngay, cuối cùng đổ hết tội cho dân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.