Những chuyện báo oán trong cổ tích Việt Nam rất là nhiều. Phần lớn là chuyện kể từ đời này qua đời kia, nhằm răn dạy con chaú tránh gây nghiệp sát sanh. Vì cái gì cũng có nhân, tất có quả. Làm lành được quả lành, làm dữ tất gặp họa.
Nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam là khi rắn báo oán Nguyễn Trãi, hóa thân làm cô Thị Lộ tài sắc để gây họa cho vua tru di tam tộc
Truyền thuyết này theo sách cổ kể là, cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh cho học trò phát cỏ trong vườn để làm chỗ dạy học. Đến đêm, ông nằm mơ thấy một người đàn bà dẫn bầy con dại tới xin thư thả ít hôm, vì bận con mọn nên chưa kịp dọn nhà. Đến khi học trò của ông phát cỏ, đập chết một bầy rắn con, lúc đó ông mới hiểu ra ý nghĩa giấc mơ... Đêm đó, lúc ông đọc sách thì có con rắn bò trên xà nhà nhỏ một giọt máu thấm vào chữ "tộc" ("họ") qua ba lớp giấy ứng với việc gia tộc ông sẽ bị hại đến ba họ. Ngày sau con rắn mẹ hóa ra bà Nguyễn Thị Lộ để làm hại ba đời nhà ông. Đến đời Nguyễn, trong Lịch triều hiến chương loại chí lại có thêm chi tiết: Con rắn thành tinh ngầm mang thù oán, mới đầu thai thành Thị Lộ. Nàng sinh ra dưới sườn có vảy...
Dĩ nhiên, đó là truyền thuyết, không thể nào có chuyện rắn, là nghiệp dữ, mà đầu thai làm người tài sắc như Thị Lộ, nghĩa là nghiệp thiện, tới như thế.
Nhưng gần đây có chuyện về trâu báo oán rùng rợn đã làm nhiều gia đình phảỉ bỏ nghề giết trâu. Đó là chuyện của thế kỷ 21, không phải thời xưa. Trang web Chùa Phúc Lâm ghi theo báo Gia Đình và Cuộc Sống với bản tin "Hãi hùng chuyện trâu "báo oán" chủ lò mổ ở làng Phúc Lâm Bắc Giang," kể về chuyện thật người thật tại Bắc Giang.
Phóng viên đã tìm về ngôi làng có truyền thống mổ trâu bò lâu đời nhất Việt Nam, đó là làng Phúc Lâm (Hoàng Ninh, Việt Yên, Bắc Giang), nơi đó cả làng sống nhờ.… trâu.
Báo GĐ&CS ghi lời Ông Đỗ Văn Khuyến, phó thôn, từng là chủ lò mổ lớn nhất nhì làng Phúc Lâm, là tay buôn trâu, mổ trâu có hạng, kể rằng vào thập niên 80 của thế kỷ trước, gần như cả làng Phúc Lâm đều làm nghề mổ trâu. Có tới 90% số hộ dân trong làng làm nghề giết mổ gia súc, cung cấp thịt trâu cho các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và hầu hết các tỉnh lân cận.
Phó thôn Đỗ Văn Khuyến nói, có nhiều trường hợp bỏ nghề vì sợ hãi chuyện tâm linh. Những ngày đầu năm, rằm tháng 7, người dân làng đều nô nức lên chùa cúng bái, đốt vàng mã, giải hạn cho gia đình mình.
Bài báo viết, có khá nhiều những cái chết bí ẩn ở ngôi làng này. Cõ những cái chết ở gia đình mổ trâu thì người dân liên hệ với chuyện bị oan hồn loài trâu báo oán, song cũng có cái chết liên quan trực tiếp tới con trâu, đặc biệt là bị trâu húc chết, khiến những người cầm dao mổ trâu cực kỳ sợ hãi.
Báo này kể về trường hợp một gia đình chết liên tục nhiều người không bệnh tật gì, thế là đại gia đình nhà này quyết tâm bỏ nghề. “Thậm chí những người con dâu, vốn chỉ làm nghề buôn da, đổ mối thịt trâu cũng bỏ luôn nghề. Cứ ngày rằm, mùng 1, gia đình lại đến chùa Phúc Lâm tụng kinh, gõ mõ, nhờ thầy cúng bái giải hạn. Sau sự việc khủng khiếp ấy, không chỉ gia đình ông K mà mấy hộ gia đình ở cạnh cũng sợ hãi, đóng cửa luôn lò mổ trâu."
Có báo oán hay không? Không rõ, nhưng hẳn là có luật nhân quả vậy. Mới biết, làm lành là vô lượng phước lành vậy.
Nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam là khi rắn báo oán Nguyễn Trãi, hóa thân làm cô Thị Lộ tài sắc để gây họa cho vua tru di tam tộc
Truyền thuyết này theo sách cổ kể là, cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh cho học trò phát cỏ trong vườn để làm chỗ dạy học. Đến đêm, ông nằm mơ thấy một người đàn bà dẫn bầy con dại tới xin thư thả ít hôm, vì bận con mọn nên chưa kịp dọn nhà. Đến khi học trò của ông phát cỏ, đập chết một bầy rắn con, lúc đó ông mới hiểu ra ý nghĩa giấc mơ... Đêm đó, lúc ông đọc sách thì có con rắn bò trên xà nhà nhỏ một giọt máu thấm vào chữ "tộc" ("họ") qua ba lớp giấy ứng với việc gia tộc ông sẽ bị hại đến ba họ. Ngày sau con rắn mẹ hóa ra bà Nguyễn Thị Lộ để làm hại ba đời nhà ông. Đến đời Nguyễn, trong Lịch triều hiến chương loại chí lại có thêm chi tiết: Con rắn thành tinh ngầm mang thù oán, mới đầu thai thành Thị Lộ. Nàng sinh ra dưới sườn có vảy...
Dĩ nhiên, đó là truyền thuyết, không thể nào có chuyện rắn, là nghiệp dữ, mà đầu thai làm người tài sắc như Thị Lộ, nghĩa là nghiệp thiện, tới như thế.
Nhưng gần đây có chuyện về trâu báo oán rùng rợn đã làm nhiều gia đình phảỉ bỏ nghề giết trâu. Đó là chuyện của thế kỷ 21, không phải thời xưa. Trang web Chùa Phúc Lâm ghi theo báo Gia Đình và Cuộc Sống với bản tin "Hãi hùng chuyện trâu "báo oán" chủ lò mổ ở làng Phúc Lâm Bắc Giang," kể về chuyện thật người thật tại Bắc Giang.
Phóng viên đã tìm về ngôi làng có truyền thống mổ trâu bò lâu đời nhất Việt Nam, đó là làng Phúc Lâm (Hoàng Ninh, Việt Yên, Bắc Giang), nơi đó cả làng sống nhờ.… trâu.
Báo GĐ&CS ghi lời Ông Đỗ Văn Khuyến, phó thôn, từng là chủ lò mổ lớn nhất nhì làng Phúc Lâm, là tay buôn trâu, mổ trâu có hạng, kể rằng vào thập niên 80 của thế kỷ trước, gần như cả làng Phúc Lâm đều làm nghề mổ trâu. Có tới 90% số hộ dân trong làng làm nghề giết mổ gia súc, cung cấp thịt trâu cho các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và hầu hết các tỉnh lân cận.
Phó thôn Đỗ Văn Khuyến nói, có nhiều trường hợp bỏ nghề vì sợ hãi chuyện tâm linh. Những ngày đầu năm, rằm tháng 7, người dân làng đều nô nức lên chùa cúng bái, đốt vàng mã, giải hạn cho gia đình mình.
Bài báo viết, có khá nhiều những cái chết bí ẩn ở ngôi làng này. Cõ những cái chết ở gia đình mổ trâu thì người dân liên hệ với chuyện bị oan hồn loài trâu báo oán, song cũng có cái chết liên quan trực tiếp tới con trâu, đặc biệt là bị trâu húc chết, khiến những người cầm dao mổ trâu cực kỳ sợ hãi.
Báo này kể về trường hợp một gia đình chết liên tục nhiều người không bệnh tật gì, thế là đại gia đình nhà này quyết tâm bỏ nghề. “Thậm chí những người con dâu, vốn chỉ làm nghề buôn da, đổ mối thịt trâu cũng bỏ luôn nghề. Cứ ngày rằm, mùng 1, gia đình lại đến chùa Phúc Lâm tụng kinh, gõ mõ, nhờ thầy cúng bái giải hạn. Sau sự việc khủng khiếp ấy, không chỉ gia đình ông K mà mấy hộ gia đình ở cạnh cũng sợ hãi, đóng cửa luôn lò mổ trâu."
Có báo oán hay không? Không rõ, nhưng hẳn là có luật nhân quả vậy. Mới biết, làm lành là vô lượng phước lành vậy.
Gửi ý kiến của bạn