Hôm nay,  

Trí Thức Muốn Đa Đảng...

03/02/201300:00:00(Xem: 4709)
Bạn thân,
Đúng như vậy. Nhiều trí thức bây giờ đã nói thẳng là cũng muốn đa đảng.

Và nhiều người đã nói công khai, nói trong cả một số cuộc hội thảo tại Sài Gòn. Chứ không phải là trong những buổi gặp gỡ ỏ tiệm cà phê hè phố. Trong giới trí thức đòi đa đảng đó, có rất nhiều quan chức cũ....

Thông tấn VietnamNet đã đăng bài viết tựa đề “Cạnh tranh để ngày càng trong sạch,” và đoạn khởi đầu bài viết là lời góp ý về Hiến pháp từ một cựu quan chức lớn:

“...Một đảng cầm quyền nên chấp nhận cạnh tranh, chính là chấp nhận sự tự rèn luyện để ngày càng trưởng thành, trong sạch và vững mạnh. Nhân dân sẽ giúp loại bỏ những phần tử suy thoái tư tưởng, thoái hóa biến chất, tham nhũng", nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận góp ý sửa Hiến pháp.”

Vấn đề rất minh bạch: cạnh tranh không thể có trong chế độ một đảng.

Những lời đó đưa ra trong một cuộc hội thảo lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 thực hiện vào ngày 1/2 tại Sài Gòn. Cơ quan thực hiện hội thảo có tên là Hội đồng tư vấn Dân chủ pháp luật (Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam).

VietnamNet cũng ghi rằng trong cuộc hội thảo, “luật sư Nguyễn Hữu Danh khẳng định: “Không thể nói Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nếu nhân dân không trao quyền lãnh đạo Nhà nước cho đảng viên qua các cuộc bầu cử dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện theo điều 6 của dự thảo Hiến pháp này.” Nghĩa là gì? Chỉ có thể hiểu là phải để dân làm chủ, phải bầu cử dân chủ trực tiếp.


Nghĩa là, trí thức muốn có bầu cử dân chủ đa đảng, dù là bản tin VietnamNet đã khéo léo tránh các chữ nhạy cảm như “đa đảng, đa nguyên...”

Đặc biệt là lời góp ý của Luật sư Trần Quốc Thuận - nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - được bản tin VietnamNet ghi là:

“... dự thảo đã có sự tiến bộ khi bổ sung quyền con người. Tuy nhiên, theo ông, dự thảo vẫn phản ánh sự áp đặt ý chí, quan niệm cũ về Hiến pháp, quan tâm nhiều đến sự ổn định chế độ hơn là tự do và hạnh phúc của nhân dân và một số điều khoản mang tính tuyên ngôn thiếu nội hàm cụ thể.

Theo ông Thuận, một đảng cầm quyền nên chấp nhận cạnh tranh, chính là chấp nhận sự tự rèn luyện để ngày càng trưởng thành, trong sạch và vững mạnh. Nhân dân sẽ giúp loại bỏ những phần tử “suy thoái tư tưởng, thoái hóa biến chất, tham nhũng”...”

Có thể hiểu khác gì hơn nữa: lòng dân đã muốn bầu cử trực tiếp, bầu cử dân chủ đa đảng... và trí thức chỉ là người nói lên ý nguyện đó.

Vấn đề là nhà nước Hà Nội có còn muốn biểu diễn quyền lực kiểu Kim Jong Un và Castro hay không thôi.

Vấn đề cũng còn là, kềm kẹp không còn bịt miệng trí thức được nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.