Hôm nay,  

Lại Chuyện Quốc Phục

25/01/201300:00:00(Xem: 4715)
Bạn thân,
Quốc phục nên thế nào? Lùi xùi cho qua tất nhiên là không được, vì cần phương diện quốc tế, vì cũng là khuôn mặt đại diện văn hóa, du lịch của Việt Nam.

Nhưng không lẽ mất thời giờ quá lâu mà không nghĩ ra nổi, nhất là khi tinh hoa về thời trang và mỹ thuật cả nước cùng xúm vào thảo luận?

Họa sĩ Trần Nhật Thăng trả lời phỏng vấn trên báo Phụ Nữ Today cũng nói rằng:

"Nếu làm được gấp rút thì cũng chỉ một năm chúng ta có được một bộ Quốc phục tử tế. Người ta không hết mình về công việc, không có trách nhiệm, tấm lòng là kém mới lung tung, chậm chạp như thế.”

Nhưng tại sao chậm trễ? Có phải trang phục Việt Nam có quá nhiều, nên khó chọn lựa?

Hay chỉ vì các quan chức Bộ Văn Hóa và Thông Tin đang gạ gẫm các công ty vẽ mẫu thời trang, nhằm ra giá trước khi suy tính làm sao cho mẫu vẽ của một nhà thời trang phe ta được chọn làm quốc phục? Khả năng này có thể xảy ra, vì nhà thiết kế có mẫu được chọn làm quốc phục tất nhiên là hiên ngang đi vào lịch sử văn hóa Việt Nam một cách đường hoàng, trong khi khả năng hốt bạc tương lai là bất khả đo lường.

Báo này nêu ý kiến từ họa sĩ Trần Nhật Thăng: “Với tư cách là một công dân tôi thấy rằng đây là một vấn đề rất hệ trọng đúng ra phải làm từ lâu rồi và đây là một điều cần thiết. Nhưng sự lằng nhằng về cơ chế, nghi thức của từ nghệ sỹ đến người dân, các ban ngành khiến cho mọi việc kéo dài lâu như vậy.


...Đây là việc của cộng đồng nên nếu đưa ra một cuộc thi lớn và có thể sẽ có rất nhiều người tham gia. Đó có thể là người lớn tuổi, trẻ tuổi, có người chuyên về thiết kế, nhưng cũng có thể là một người họa sỹ hay sinh viên mỹ thuật, kiến trúc. Thậm chí, có thể là một Việt kiều trẻ đang sống ở nước ngoài...

Nếu gấp rút thì cũng chỉ một năm chúng ta có thể chọn được một bộ Quốc phục tử tế. Người ta không hết mình về công việc, không có trách nhiệm, tấm lòng là kém mới lung tung, chậm chạp như thế.

...để chọn áo dài làm Quốc phục thì cần phải có cuộc thi này. Áo dài thành Quốc phục thì có cần thiết là phải chỉnh nó thêm không, có sáng tạo thêm không vì khi nó đã là Quốc phục thì nó lại là vấn đề khác hẳn...”

Vậy rồi có ai có ý kiến khác hay không? Tất nhiên có người nói về bộ áo nâu sòng “nhưng nó hơi giản đơn quá. Nó chỉ là quần áo mặc thường ngày của người nông dân,” theo ý kiến họa sĩ này.

Còn áo yếm nữa, trời ạ... Có người bàn như thế. Họa sĩ đã bác bỏ:

“Chọn áo yếm thì quá mạnh bạo. Theo tôi hiểu đó chỉ là chiếc áo lót ở bên trong. Có ai đi ra ngoài mặc chỉ độc chiếc áo đó đâu, vẫn phải có áo khoác ngoài. Chiếc áo đó hơi văn nghệ.”

Tại sao chọn quốc phục lâu như thế? Cũng cần phải nghi ngờ là có bàn tay dàn dựng của Sở Tình Báo Hoa Nam muốn quốc phục Việt Nam phải giống Tàu?

Coi chừng, coi chừng đó...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.