Hôm nay,  

Người Kém Hạnh Phúc

22/12/201200:00:00(Xem: 14315)
Bạn thân,
Người Việt ít hạnh phúc thứ nhì thế giới? Đó là kết quả từ một bản khảo sát của một viện nghiên cứu quốc tế.

Đúng hay sai thì tùy. Nhưng hiển nhiên là: bụng đói thì khổ, áo không đủ ấm thì khổ, đau bệnh thì khổ, tìm việc không được thì khổ, ra phố bị cảnh sát giao thông kiếm chuyện thì khổ, ngồi uống cà phê gặp hôm pha nhiều bắp thì khổ, viết blog cứ mãi lo sợ bị an ninh theo dõi thì khổ... Ai dám bảo Việt Nam là thiên đường nhỉ, trừ những vị ở đỉnh cao trí tuệ.

Thông tấn VnExpress viết hôm Thứ Năm:

“Với chỉ 59% số người trải nghiệm cảm xúc tích cực như vui vẻ hay được tôn trọng, người Việt Nam được đánh giá là ít hạnh phúc thứ nhì Đông Nam Á, sau Singapore.

Kết quả trên rút ra từ cuộc khảo sát toàn cầu của Viện Gallup tại 148 quốc gia và khu vực năm 2011, vừa công bố hôm qua.”

Dù vậy, cũng có người khổ nhiều hay khổ ít. Người lớn chịu khổ tất nhiên đỡ đau đớn hơn khi nhìn thấy trẻ em chịu khổ. Một trường hợp ứa nước mắt đã được báo Dân Trí kể lại:

“Cha mẹ qua đời, hai chị em thường xuyên nhịn đói đến trường.

Mẹ mất lúc em còn nhỏ, cha bạo bệnh qua đời, Quyền và Linh (khu phố Gò Thuyền, thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng, Long An) nương tựa vào anh trai làm phụ hồ, nhưng vẫn học giỏi. Những buổi phải nhịn đói đi học, con đường đến trường sao xa xôi quá!

Chị em Nguyễn Thị Quyền (13 tuổi) và Nguyễn Văn Linh (10 tuổi) sống cùng anh trai Nguyễn Văn Tâm (20 tuổi, chưa có gia đình) trong căn nhà nhỏ lụp xụp chỉ đủ che nắng che mưa. Anh Tâm đi làm xa vài ngày, nhà chỉ còn lại hai chị em. Trong nhà chỉ có mỗi cái ti vi cũ của người ta cho là đáng giá. Giữa là bàn thờ để di ảnh của cha mẹ. Góc học tập của hai em chỉ là vài quyển sách, quyển tập cũ mèm. Trong căn nhà đơn sơ, có lẽ thứ tài sản quý giá nhất là tình thương yêu, đùm bọc của ba anh em...


Quyền vừa đi học vừa lo việc nhà. Sáng, em dậy sớm nấu cơm ăn rồi đi học. Có hôm nhịn đói đến trường, trưa về nhà uống vội vài ngụm nước để tiếp tục buổi chiều lên lớp.

Ngày trước, gia đình ở cặp bờ sông, rồi bị đuổi mới lên đây ở nhờ, nghe nói người ta lại sắp lấy lại đất, Quyền đang lo sợ không biết lúc đó sẽ đi đâu. Ánh mắt của cô bé 13 tuổi nhìn về phía xa xa mà đượm buồn. Cuộc sống tha hương nghèo khó vẫn cứ đeo bám, đến bao giờ mấy anh em mới được ở trên mảnh đất của mình?

Em nhớ lại, năm lên 6 tuổi, mẹ bệnh nặng qua đời. Cha đi làm thuê, chặt củi bán đề có tiền lo cho gia đình. Dù thiếu đi tình thương của người mẹ nhưng mấy anh chị em vẫn học giỏi, chăm ngoan. Vậy mà, đến khi em học lớp ba, người cha thương yêu nhất cũng bỏ các em mà theo mẹ. Lần lượt, anh chị có gia đình, mỗi người một nơi để kiếm sống. Giờ chỉ còn lại anh Tâm (người anh ruột thứ bảy) chưa lập gia đình chăm lo cho hai em.

Những lúc anh Tâm đi làm xa, chị em Quyền ở nhà chăm sóc nhau. “Nhiều hôm nhà hết gạo, chị em phải nhịn đói đi học, thằng nhỏ ngất xỉu trên lớp, thầy cô phải đưa về. Ở đây ai cũng tội cho hai chị em nó, mà ai cũng nghèo, đi làm tối ngày nên giúp gì được đâu”, anh Trần Hiếu Trung - hàng xóm cạnh nhà Quyền cho biết...”

Biết sao bây giờ. Xã hội chẳng mấy ai lo cho ai. Khổ vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.