Hôm nay,  

Khách Xài Inertnet Bị Lừa

24/04/200100:00:00(Xem: 5118)
Bạn,
Trong một bài viết về công nghệ thông tin, báo Kinh tế Sài Gòn nhận xét rằng kinh doanh internet ở Việt Nam hiện nay cũng như kinh doanh cái hồ bơi. Hồ chỉ đủ cho khoảng 100 người nhưng vé lại bán cho 1,000 người. Kết quả là người muốn bơi phải ngồi trên bờ đợi một người leo lên thì mới nhảy xuống được. Trong khi chờ thì tiền vẫn phải trả vì người đi bơi phải mua vé tháng (thuê bao internet), đóng tiền vào cửa cho mỗi lần đến hồ bơi (lệ phí kết nối internet và lệ phí điện thoại tính theo phút). Báo quốc nội dẫn lời một chuyên gia cho rằng đó là một kiểu kinh doanh thiếu đạo đức, nếu không nói là lừa khách hàng. Chuyên gia này nói người làm ăn đứng đắn sẽ không bao giờ dám lấy tiền mà lại không phục vụ đúng mức khách hàng. Nếu chỉ đủ chỗ phục vụ 100 người thì chỉ nên tiếp 100 khách chứ không thể nhận 1,000 khách và còn tiếp tục thu hút kiếm thêm khách qua các chương trình khuyến mãi như các nhà dịch vụ internet ở Việt Nam đang làm.

Trình bày về tình hình kinh doanh internet ở VN, báo quốc nội cho biết: tính đến nay VN có khoảng 130,000 thuê bao Internet, với bốn nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) là công ty quốc doanh VDC thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông VN, FPT, Netnam và Saigon Net. Trong đó, VDC cũng là cung cấp truy cập Internet (IAP), có nhiều thuê bao nhất, chiếm khoảng 57% tổng số thuê bao, kế tiếp là FPT, khoảng 28%, còn lại là Sài Gòn Net và Netnam. Nói đến nguyên nhân tốc độ truy cập chậm, các nhà cung cấp dịch vụ internet bao giờ cũng nhắc khéo người sử dụng coi lại tốc độ modem và cấu hình máy điện toán xem có thỏa đáng những đòi hỏi tối thiểu cho việc sử dụng internet hay không. Tuy nhiên khi tất cả các thuê bao đều bị chậm, thì phải chăng tất cả trách nhiệm thuộc về nhà cung cấp dịch vụ. Theo các nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp đường truyền internet, việc truy cập internet chậm và bị lỗi có thể do nhiều nguyên nhân. Ông Mai Văn Sung, phó tổng giám đốc Internet, cho rằng tốc độ truy cập chậm có thể là một trong những nguyên nhân sau: tốc độ kết nối của khách hàng đến ISP chậm, từ ISP đến IAP (là VDC) chậm, hoặc từ VDC đến cổng internet quốc tế bị chậm. Điều này có nghĩa là, ngay cả khi truy cập Internet, cả một đoạn đường với nhiều khúc quanh, do đó có thể cùng một lúc bị nghẽn, hoặc nghẽn cục bộ ở từng khúc một. Thêm vào đó, bức tường lửa cũng là một trong những thủ phạm chính gây ra tình trạng nghẽn mạch, 50% tình trạng nghẽn trên internet là do hệ thống tường lửa.

Báo quốc nội đã nêu lên câu hỏi rằng 50% còn lại thì lỗi tại ai" Giải trình cho câu hỏi này, báo quốc nội viết: “Có vẻ như tất cả các thuê bao của mọi ISP đều cùng chung cảnh ngộ như nhau, nên nhiều người cho rằng lỗi là do đường trục chính, mà nhà kinh doanh đường trục chính, mà nhà kinh doanh đường trục chính duy nhất hiện nay là VDC. Trong khi đó, ông Vũ Hoàng Liên, giám đốc VDC, khẳng định ngay cả những cao điểm nhất, các thuê bao cũng chưa sử dụng hết 80% công suất đường truyền. Theo ông, tốc độ đường truyền internet Việt Nam hiện nay là 34MB, lớn hơn rất nhiều so với ban đầu khi VN mở cổng Internet là 2 MB. Tuy nhiên, ông Liên nói rằng ngay cả VDC cũng chưa biết rõ nguyên nhân chất lượng Internet kém là do đâu. Ông cũng công nhận là bức tường lửa quá chặt chẽ ở Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến tốc độ truyền và xử lý thông tin, làm giảm tốc độ truy cập internet.”

Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, một số nhà cung cấp dịch vụ cho rằng VDC quản lý đường truyền kém, việc đầu tư thiết bị máy chủ, nhu liệu đôi khi không đồng bộ góp phần gây ra tình trạng tắc nghẽn và thường xuyên báo lỗi của đường truyền Internet Việt Nam.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo báo Tuổi Trẻ, tại Sài Gòn, nhiều trường đại học bán công, dân lập ( tư thục), các ngành học mới và lớp học ngoại khóa liên tục mở ra. Thế nhưng số giảng viên có thể đứng lớp thì không thể tăng một sớm một chiều. Để giải quyết vấn đề đó, các trường này thuê thầy từ các trường công lập dưới danh nghĩa thỉnh giảng.
Theo báo quốc nội, trong khi nhiều sinh viên thành phố bây giờ có thể đứng ngoài nỗi lo "tăng giá" do được cha mẹ bao cấp tất cả, thì có đến 70% sinh viên ngoại tỉnh phải vừa học vừa chống đỡ với nỗi lo giá cả. Vì vậy, 2/3 sinh viên ngoại tỉnh ngay từ năm thứ nhất đã đi làm thêm để có tiền tự trang trải cuộc sống.
Trong trận lũ vừa qua, tại thôn Tân Lập, xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh có 2 cha con của 1 gia đình kiếm sống bằng nghề đưa đò bị nước lũ cuốn trôi. Tai nạn đã xảy ra vào chiều ngày 25 tháng 11/2004 khi nước lũ dâng cao,người cha cùng đưá con trai 15 tuổi ra sông cột lại chiếc ghe máy thuyền, đã bị cơn sóng dữ nhận chìm.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, it ai biết, từ lâu đã có những bến gốm Tứ Liên, Nhật Tân, Phú Thượng... nằm lặng lẽ bên bãi sông Hồng. Nằm ngay dưới Bãi Tre, địa điểm mà người dân Hà Nội vẫn chọn làm nơi ra hóng gió, là một dãy dài thuyền buôn bán gốm. Khác với các bến gốm khác, cư dân là những người nghèo đến từ nhiều vùng khác nhau
Bốn ngày vưà qua, lũ lụt đã tàn phá nặng nề 5 tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Riêng tại miền núi tỉnh Quảng Nam, khu vực huyện Tiên Phước bị thiệt hại nặng nề, cơn lũ lần này hung bạo hơn các cơn lũ hồi mấy về năm trước, để lại bao nỗi kinh hoàng cho người dân như ghi nhận của phóng viên báo Tuổi Trẻ qua đoạn ký sự như sau.
Theo báo quốc nội, Luật Hôn nhân và gia đình của VN han hành vào năm 2000 quy định rõ nam từ 20 tuổi và nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Thế nhưng thực tế nạn tảo hôn và hôn nhân không lập hôn thú vẫn diễn ra ở vùng sâu, vùng xa.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, trong vòng gần 50 năm nay, vào tháng 11/2004, do hạn hán, nước sông Hồng cạn thê thảm nhất. Những cư dân ở Hải Dương thuê đất trồng trọt trên bãi giữa đang lao đao thay trời làm mưa, mất ăn mất ngủ lo bảo vệ hoa màu khỏi chết cháy. Báo Lao Độngviết như sau. Sông Hồng cạn
Theo báo quốc nội, mấy năm gần đây cùng với làn sóng người ngoại tỉnh đổ về Hà Nội để làm ăn, buôn bán. .. là sự phát triển ồ ạt của dịch vụ cho thuê trọ bình dân, đặc biệt là ở các xã phường vùng ven. Tại nhiều khu nhà trọ, ngoài thành phần lao động kiếm sống, còn có một bộ phận ở trọ là dân bụi đời, nghiện ngập, "cave."
Theo báo Người Lao Động, thị trường cuối năm tại VNthu hút nhiều loại hàng hóa. Đây cũng là thời điểm các nhà sản xuất chân chính lo lắng vì sản phẩm của họ thường bị giả mạo từ nhãn hiệu hàng hóa đến kiểu dáng công nghiệp . Nhiều doanh nghiệp khốn đốn vì tệ nạn này.
Theo báo quốc nội, các sinh viên VN được học bổng của nhà nước CSVN du học tại các nước Đông Âu đã cảm thấy quá tủi cực vì tiền nhận được thấp hơn nhiều so với mức sống tại đất nước bản địa. VASC ghi nhận về tình cảnh của sinh viên VN đang du học tại Hungary qua lá thư của sinh viên gửi cho tòa soạn báo này với nội dung như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.