Hôm nay,  

Rủ Nhau Học Thạc Sĩ

29/11/201200:00:00(Xem: 9653)
Bạn thân,
Học là một tiến trình rất mệt nhọc, đòi hỏi nhiều hy sinh cả sức người và tiền bạc, bất kể có đem lại hạnh phúc trí tuệ hay việc làm tốt đẹp ở tương lai.

Tuy nhiên, tại Việt Nam đang có phong trào rủ nhau đi học văn bằng Thạc sĩ.

Tại sao như thế? Có phải vì văn bằng thạc sĩ giúp thêm oai lực cho việc làm, hay chỉ vì quá dễ? Tại sao phải tốn thêm thời giờ và tiền bạc để kiếm văn bằng thạc sĩ, có phải vì văn bằng Cử nhân không kiếm nổi việc làm?

Báo Người Lao Động kể về hiện tượng “Đổ xô đi học thạc sĩ, trong đó nói lên tính cơ chế của nhà nước hiện nay:

“Học sau ĐH, đặc biệt là thạc sĩ, đã trở thành trào lưu. Nhiều người đi học chủ yếu để “giữ ghế” chứ không hẳn là nghiên cứu khoa học...

Hai nghiên cứu sinh (NCS) của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội mới đây đã bị trường này cho dừng làm NCS vì không tham gia sinh hoạt học thuật ở bộ môn, không có báo cáo làm việc định kỳ, không viết báo cáo khoa học.

...Quy mô đào tạo sau ĐH của các trường ĐH trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng. Năm 2011, chỉ tiêu đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội lên đến 4.000 thạc sĩ (3.355 chỉ tiêu tại đơn vị, 645 chỉ tiêu liên kết), 376 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, trong khi chỉ tiêu đào tạo ĐH chính quy của trường cũng chỉ dừng lại ở mức khoảng 5.500...

PGS-TS Ngô Kim Thanh, Khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cho rằng tình trạng đổ xô đi học thạc sĩ đang trở thành trào lưu của nhiều người. Tuy nhiên, trái với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng, chất lượng đào tạo bậc học này có chiều hướng đi xuống. PGS-TS Thanh dẫn chứng một giảng viên có học vị tiến sĩ, chỉ trong vòng vài năm có thể hướng dẫn hàng chục thạc sĩ thì không thể có chất lượng cao được.


Cũng theo PGS-TS Thanh, quy trình đào tạo thạc sĩ của nhiều trường hiện vẫn theo kiểu hàm thụ vì phần lớn học viên cao học là người vừa đi học vừa đi làm. Nhiều luận văn có được nhờ công nghệ “cắt dán”, có luận văn được sao chép gần như hoàn toàn mà không hề bị phát hiện.

Nhận xét về thực trạng các luận án tiến sĩ kinh tế ở các trường ĐH khối kinh tế, PGS-TS Nguyễn Ngọc Quang, Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, cho rằng nhiều NCS chưa thực sự dành tâm huyết cho quá trình học tập, nghiên cứu viết luận án. Có người đang trong thời gian viết luận án tiến sĩ nhưng một năm vẫn giảng 1.000 tiết ở một trường ĐH hoặc tham gia kinh doanh ở một công ty nào đó với doanh thu và số ngày công cao nhất. Tuy nhiên, rất ít trường hợp NCS “đứt gánh giữa đường”, phần đông các trường vẫn “tặc lưỡi” cho qua chứ ít khi mạnh tay dừng việc làm luận án của họ...”

Trong phần góp ý của bản tin, có nhiều ý kiến cho thấy, thí dụ, một người nói: “Mình cũng đang học và mình thấy bài này nói đúng quá. Chủ yếu là thi đầu vào còn vào rồi học toàn cưỡi ngựa xem hoa, xuề xoà, chẳng có gì là nghiên cứu...”

Và một người khác góp ý: “Học Thạc sỹ bây giờ còn dễ hơn học đại học và học phổ thông... việc học sau đại học hiện nay đang được thương mại hóa...”

Như thế, làm sao đất nước có khả năng cạnh tranh với nước khác, khi sự học chỉ là để giữ ghế, và dễ dàng như thế?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.