Hôm nay,  

Bán Sức Người Ở Ven Sông

21/06/200100:00:00(Xem: 4720)
Bạn,
Theo ghi nhận của các báo quốc nội, loại hình chợ bán sức người đã hình thành tại nhiều địa phương ở VN từ những năm đầu thập niên 90. Đó là nơi mà những nghèo khổ tập trung mỗi ngày để chờ người đến thuê mướn làm những công việc có tính cách tạp vụ, lao động tay chân. Tại Hà Nội, chợ lao động còn được gọi là chợ cơ bắp. Tại một số tỉnh ở miền Đông Nam phần, chợ lao động được gọi là chợ người. Tại miền Tây, loại hình chợ này đã xuất hiện tại một xã mà nông dân cần việc làm sau mùa gặt. Phóng viên báo Tuổi Trẻ đã ghi lại cảnh tượng ở một chợ ven sông đoạn ký sự như sau.

Từ hai năm nay, tại ngã tư Vàm Cái Mới, xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, Vĩnh Long, bỗng dưng người ta thấy xuất hiện một kiểu chợ lạ lẫm mà dân địa phương quen gọi: chợ lao động. Mỗi ngày, từ tờ mờ sáng đã thấy ghe xuồng tấp nập đưa người đến tập trung tại chợ để chờ việc. Chợ họp đông đúc trong vòng một buổi sáng rồi tan. Ai có nhu cầu tìm người, tìm việc cứ đến chợ này. Trời vừa hừng sáng đã thấy nhiều người đứng lố nhố ở một bãi đất trống ven sông chợ Vàm. Già có, trẻ có, nam nữ đủ cả. Có những đôi vợ chồng mang theo cháu bé 3-4 tuổi. Có cả những thiếu niên 13-14 tuổi trên ngực áo còn mang phù hiệu trường trung học cơ sở X. Họ mang cà mèn cơm, nước uống đựng trong giỏ xách, có cả võng, tấm nilông để nghỉ trưa. Tiếng gọi nhau í ới, cười nói huyên thiên hòa lẫn trong tiếng máy ghe chạy xành xạch, tiếng sóng vỗ bờ sông oàm oạp làm huyên náo cả một khúc sông. Khoảng 6 giờ 30, mặt trời vừa lên tới ngọn cây, bỗng có 3-4 chiếc xe tải từ xa ghé vào. Đoàn người đứng trên bờ sông túa ra vẫy gọi. Trên ghe, một người, dáng là chủ ghe, bước ra trước mũi, dõng dạc: Sáng nay vác xuống ghe 10 thiên gạch vô lò ông Tư Thạch. Chiều theo ghe qua Bến Tre bốc lên. Đám đông nhốn nháo một hồi có vẻ như điểm danh ai ở ai đi rồi tuần tự từng người bước xuống ghe. Trong vòng trật tự, không chen lấn, cứ 10-15 người vào một nhóm chia đều ra từng ghe rồi mạnh ai nấy theo nhóm của mình.

Mặt trời lên cao thì số người chờ việc cũng vơi dần. Những người chưa có việc tản ra các tản cây mát mẻ hoặc gom vào một hành lang nhà dân nào đó. Một lão nông ở chợ Vàm cho biết thường thì ai cũng có việc làm cả. Mỗi ngày có chừng 100 người như vậy. Công việc chính là khuân vác gạch lên xuống ghe, mỗi nhóm lãnh xác giao khoán mỗi ngày 9ngàn đến 10 ngàn viên gạch, không cần chủ kêu ít hay nhiều, các băng trưởng là người quyết định số người làm, cuối ngày lĩnh tiền chia đều ra. Phần lớn lao động này đều là dân quanh vùng. Trong đó, có gia đình 1 nông dân đã huy động cả hai đứa con 14, 16 tuổi cùng làm. Thứ bảy, chủ nhật cả hai đứa trẻ làm nguyên ngày, bữa kẹt đi học thì phụ cha một buổi.

Bạn,
Buổi trưa bãi gạch đã vơi, mọi người mới dọn cơm ra ăn dưới những tàng cây. Có bữa trời mưa, cả nhóm không nghỉ trưa mà làm luôn cho kịp việc. Ngày nào chủ kêu vác gạch xuống rồi sau đó đi theo ghe vác lên thì ngày đó ăn tiền gấp đôi. Tuy nhiên làm hơi cực vì tới chập choạng tối mới xong, có khi chủ yêu cầu qua tuốt miệt Bến Tre để bốc gạch. Đi như vậy phải mất hai ngày. Buổi chiều chợ lại nhóm họp một lần nữa trước khi tan. Đó là lúc làm xong, không tấp nập như buổi sáng, mọi người chờ chia tiền công rồi sau đó xuống xuồng về nhà, kết thúc một ngày bán sức người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.