Hôm nay,  

Chuyện Dài Ngộ Độc

23/06/199900:00:00(Xem: 6050)
Bạn,
Theo tin báo trong nước căn cứ vào thống kê của Vụ Y tế dự phòng Bộ Y tế CSVN, năm 1997 các tỉnh thành phố trên toàn Việt Nam có 6421 người bị nhiễm độc và 46 người chết vì ngộ độc; năm 1998 con số lên đến 42 vụ với 6773 người bị nhiễm độc và 41 ca tử vong. Cuộc kiểm tra vệ sinh phòng dịch năm 1998 cho thấy 45% trong tổng số 10,000 mẫu thực phẩm lấy để kiểm nghiệm đã không đạt quy chuẩn. Sự gia tăng của những sự vụ trong mấy tháng đầu năm 99 cho thấy tình hình mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã tới mức báo động gấp như ghi nhận sau đây trích từ báo trong nước:
Một loạt báo cáo thống kê, phân tích từ các Trung tâm Y tế dự phòng 2 năm (97-98) đã chỉ ra các lý do dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Cụ thể được phân loại như sau: ngộ độc do nhiễm vi sinh vật gây bệnh và độc tố của chúng chiếm 50; ngộ độc do việc phun hóa chất thuốc trừ sâu vào sản phẩm rau quả của người nông dân không đúng qui cách chiếm 26%. Ngoài ra còn phải kể đến các vụ ngộ độc do ăn phải các chất có trong nấm độc, lá ngón, rượu thuốc lá, cóc (chiếm 15%) và do thực phẩm màu không an toàn (10%).

Những vụ điển hình dẫn ra trên đây đã ngay lập tức chỉ ra nguyên nhân - đó chính là trình độ dân trí thấp: ý thức về ATVSTP kém của các nhà sản xuất; các nhà kinh doanh và làm dịch vụ. Cuộc kiểm tra cơ sở nem chua Kim Chi tại phường Rạch Sỏi thị xã Rạch Giá có thể xem là ví dụ cho những vụ ngộ độc do sự mất vệ sinh mà cơ sở sản xuất gây nên. Với diện tích chỉ 6m2 nơi đây vừa trở thành chỗ chế biến nem, vừa là chỗ ở sinh hoạt của 2 vợ chồng chủ cơ sở. Đã vậy, trong suốt thời gian hoạt động cơ sở này không có giấy phép kinh doanh, không đăng ký chất lượng sản phẩm. Còn trong vụ ngộ độc thực phẩm của 1200 công nhân tại Bình Dương tuy không điểm mặt chỉ tên được cụ thể nhưng qua điều tra người ta đã tìm ra rằng các thức ăn này do một số tư nhân nhận thầu trong nhà ăn tập thể mua theo dạng chế biến sẵn từ thành phố SG mang về trong khi đó thời gian và mẫu lưu thức ăn không ai biết rõ. Ngộ độc do nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật lỗi không nhỏ thuộc về người nông dân. Phun hóa chất kích thích cây trồng phát triển, phun thuốc trừ sâu để giải “sâu” nhưng chưa hết qui định 10-15 ngày, vì lợi ích kinh tế của chính bản thân không ít người đã “đành lòng” cho thu hoạch. Và những sản phẩm rau quả còn đầy độc tố đấy nghiễm nhiên có mặt tại chợ rồi qua chiếc làn của những bà nội trợ đến từng bếp ăn của mỗi gia đình. Ngộ độc do nhiễm hóa chất bảo vệ thực phẩm có nguy hiểm không" Xin thưa rất nguy hiểm! Ngoài việc có thể dẫn đến căn bệnh ung thư sau này, đây còn là một trong lý do ngộ độc dẫn đến tỷ lệ tử vong cao, do chưa tìm ra thuốc giải độc. Năm 94 đã xảy ra vụ ngộ độc hơn 200 người do ăn phải cải bẹ trong đó gần 1/3 tử vong. Năm ‘95 cũng có vụ 15 cháu ở Hà Nội ăn dưa chuột có phun thuốc sâu không rửa sau đó... cháu đã chết. Năm 1997 con số bệnh nhân ngộ độc thuốc trừ sâu phải vào cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy lên đến 250 ca.
Bạn,
Trách nhiệm đầu tiên mà ai cũng nhìn thấy là thuộc về những “nhà sản xuất”. Nhưng hầu hết những vi phạm trên đều chỉ được xử phạt hành chính bằng việc cảnh cáo; phạt tiền hoặc quá lắm là đóng cửa. Và chuyện ngộ độc thức ăn vẫn là chuyện dài hàng ngày...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.