Hôm nay,  

Di Sản Tiền Nhân

04/10/201200:00:00(Xem: 6988)
Bạn thân,
Chuyện gì cũng từ nhân duyên mà sinh khởi: theo duyên khởi lên, và rồi biến mất khi duyên tan rã. Lịch sử cũng thế.

Trong khi dân Việt mình trong mấy thập niên qua đã tứ tán nhu chim vỡ tổ toàn cầu, bất ngờ cũng là cơ hội để Phật Giáo VN mình, cả tăng ni và cư sĩ, tìm học phong phú hơn: học thêm từ các nguồn Phật Giaó ở Nam Hàn, Đaì Loan, Hoa Kỳ, Thái Lan, Ấn Độ, và cả với Ngài Đạt Lai Lạt Ma... thì cũng rất là bất ngờ khi khám phá thấy kho tàng Phật Giáo tại VN rất là phong phú.

Gần nhất là bản tin VietnamNet tựa đề “Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đón nhận bằng Di sản ký ức thế giới,” qua đó Liên Hiệp Quốc sẽ vinh danh di sản văn hóa VN.

Bản tin viết:

“Lễ đón nhận bằng công nhận Di sản ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm sẽ diễn ra vào ngày 7/10 tới tại Bắc Giang.

Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương hồi tháng 5 vừa qua.

Chùa Vĩnh Nghiêm hiện còn lưu giữ hơn 3.000 mộc bản kinh Phật, được khắc từ thế kỷ 16-19 để phục vụ đào tạo tăng ni phật tử thiền phái Trúc Lâm và cả nước. Mỗi bản có hai mặt, khắc chữ Hán Nôm âm bản (khắc ngược) gồm nhiều nội dung: y học, văn học, bùa chú, luật giới nhà Phật... Bản khắc lớn nhất có chiều dài hơn 1 m, rộng 40-50cm với những chạm khắc hoa văn độc đáo.

Chùa Vĩnh Nghiêm được mệnh danh là “Đại danh lam cổ tự”, một trung tâm Phật giáo lớn nhất của thời Trần, một chốn tổ quan trọng của 3 vị Trúc lâm tam tổ (Trần Nhân Tông – Pháp Loa – Huyền Quang) từng trụ trì và mở trường thuyết pháp.

Trong chuỗi hoạt động chào mừng sự kiện ý nghĩa này, tỉnh Bắc Giang cũng tổ chức lễ đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt cho cụm di tích lịch sử văn hóa gắn với cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế là nơi đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân chống Thực dân Pháp xâm lược kéo dài suốt 30 năm vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 (1884 – 1913) do vị anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám lãnh đạo...”

Tuyệt vời là thế. Ai dám bảo VN không hề có di sản văn hóa nào cần trân trọng?

Nếu thắc mắc, hãy dựng cổ các tướng Tàu như Thoát Hoan, Toa Đô, Ô Mã Nhi... mà hỏi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.