Hôm nay,  

Hia Tuồng Bình Định

22/09/201200:00:00(Xem: 8965)
Bạn thân,
Một thời chúng ta có cơ duyên học về Đào Tấn, và những dòng thơ trong tuồng ông viết vẫn làm rung động nhiều thế hệ về sau. Đó là những dòng thơ ngậm ngùi của thời Pháp thuộc, hồi cuối thế kỷ 19, khi thấy vua quan lơ laó, đất nước bị chà đạp dưới gót giày Tây.

Như những dòng thơ:

Ngóng tùng thu - non nước luống xa xôi
Nhìn chung kiếm mặt mày thêm - tủi hổ...
Hay là lời điệu hát:
Hai vai bên nước bên nhà
Hiếu trung không trọn lòng ta không đành...

Bây giờ thì nói tới chữ tuồng, đó lại là những gì rất là xa vắng. Chúng ta có phim ảnh, có kịch nói, có hòa tấu, nhưng các loaị hình nghệ thuật cổ xem chừng xa thật xa. Có thể sẽ tới ngày biến mất. Trong đó, cũng là “hia tuồng Bình Định.”

Báo Bình Định đã ghi về di sản văn hóa hiếm hoi này, như sau.

“...Từ năm 2000 trở về trước, Nhà hát tuồng Đào Tấn đều mua hia ở Huế để sử dụng biểu diễn. Khi người nghệ nhân làm hia ở Huế qua đời, không chỉ Nhà hát tuồng Đào Tấn mà Nhà hát tuồng Nguyễn Hiền Dĩnh (Đà Nẵng), Nhà hát tuồng Khánh Hòa đều lúng túng không biết tìm đâu ra hia tuồng kiểu miền Trung để trang bị cho diễn viên.

"Cũng là hia tuồng, nhưng hia ở mỗi vùng miền, thậm chí mỗi tỉnh, nhà hát lại có một số nét riêng về kiểu dáng, quy chuẩn, phong cách. Mua hia lạ về, anh em diễn viên nhà hát đi không quen, khó biểu diễn", NSND Minh Ngọc giải thích. Có năng khiếu về nghề mộc, nghề may, một chút am hiểu về kỹ thuật làm hia, NSND Minh Ngọc (khi ấy là NSƯT) thử sức với công việc bếp núc trong nghề khá đặc biệt này.

Đôi hia đầu tiên làm ra, Minh Ngọc mang đến nhờ NSND Võ Sĩ Thừa - người nổi tiếng đi hia đẹp và rất kén chọn hia - nhờ "duyệt" sản phẩm. NSND Minh Ngọc nhớ lại: "Ông cụ đi qua đi lại mấy vòng, vuốt râu, dậm chân xuống sàn, xoay, trụ một chân… sau đó, gật đầu bảo: Được, được. Đây đúng là hia phong cách Bình Định".

Theo lời cố NSND Võ Sĩ Thừa, Bình Định là nôi tuồng, ở vào thời trang phục biểu diễn (trong đó có hia) mỗi địa phương tự sản xuất, cung ứng lấy, hia tuồng phong cách Bình Định ra đời từ đấy. Những chiếc hia cao nửa tấc trở lên, mũi cong vút như mũi thuyền, bé như chiếc hài nhưng lại thu cả bàn chân những anh kép hát bội nông dân thô kệch vào đấy, hia trông chòng chành như chiếc sõng, người mang cứ lướt nhẹ như không. Riêng với NSND Minh Ngọc, thời niên thiếu bắt đầu học tuồng thầy Nhưn Son ở Cát Trinh, Phù Cát, cũng là lần đầu tiên anh biết đến đôi hia kiểu ấy...

Diễn viên tuồng Bình Định vốn được bạn trong nghề cả nước nể phục ở kỹ thuật đi hia và nghệ thuật biểu diễn hia đẹp. Góp phần làm nên tiếng thơm này là nhờ những đôi hia xuất xứ Bình Định. Hia tuồng sản xuất ở một số nơi, ngay cả ở Huế có đế bằng, độ cao chỉ khoảng 2-3 phân, mũi hia hơi hất lên chứ không cong vút. Hia Bình Định cao từ 5 phân, hia cho những diễn viên hạn chế về chiều cao còn cao hơn, mặt tiếp xúc đất chỉ chiếm một khoảng rất nhỏ ở giữa đế chừng 2 phân, mũi hia cong vút như mũi thuyền....”

Rồi sẽ có ngày hia biến mất, tuồng biến mất. Nhưng chỉ hy vọng rằng tấm lòng yêu nước của cụ Đào Tấn sẽ vẫn còn mãi trong sử nước nhà.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.