Hôm nay,  

Làm Giám Đốc Thuê Dễ Ở Tù

11/05/200100:00:00(Xem: 4795)
Bạn,
Theo Luật doanh nghiệp VN, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn (thuộc hệ thống tư doanh) có thể là người làm thuê, không nhất thiết phải là người có phần hùn hoặc là sáng lập viên hay thành viên của hội đồng quản trị. Quy định này mở đường cho những người có khả năng quản trị kinh doanh nhưng thiếu vốn đầu tư có cơ hội tham gia thương trường. Thế nhưng trong thực tế, nghề làm giám đốc thuê tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều người phải rút lui như 2 trường hợp dưới đây theo ghi nhận của báo Kinh Tế Sài Gòn.

Trường hợp thứ nhất nói về ông N.Q.G, nguyên trưởng phòng tiếp thị kinh doanh của xưởng sản xuất đồ hộp thuộc một công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thực phẩm chế biến trên địa bàn quận 2. Vì bất đồng trong công ty, ông xin nghỉ việc vào năm 2000. Trong khi chờ tìm việc, có người đề nghị ông G nhận làm giám đốc cho một công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ với mức lương khá cao. Thế nhưng khi đến làm việc thì ông G cảm thấy bất thường: ông làm giám đốc mà kế toán trưởng công ty lại không đồng ý cho xem hồ sơ tài chính vì chưa có sự đồng ý của chủ tịch hội đồng quản trị. Ông G quyết định nghỉ việc vì e ngại những rủi ro do việc làm khuất lấp của công ty.

Trường hợp thứ hai là cô V.D.N, vóc dáng thon thả, người dong dỏng cao, tốt nghiệp trường Cao đẳng văn hóa và về công tác tại một đơn vị trong ngành bảo tàng thành phố Sài Gòn. Trong một lần trình bày cho một đoàn khách đến thăm tại một đơn vị, một người đàn ông tự xưng tên Trần nói tiếng Việt lơ lớ làm quen với cô. Sau vài lần tiếp xúc ông này cho biết mình là Việt kiều và đang cùng với vài người bạn mở một công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh vật liệu xây dựng. Nhưng theo quy định của VN, ông Trần không đứng tên trong danh sách khai báo các thành viên hội đồng quản trị công ty nên ông đề nghị cô N thay mặt ông đứng tên trong phần hùn, tham gia vào hội đồng quản trị và làm giám đốc công ty, với mức lương (năm 1998) là 4 triệu đồng/tháng, được trang bị điện thoại di động và được thanh toán cước điện thoại theo hóa đơn, tiền xăng nhớt xe gắn máy 500 ngàn đồng/tháng. Nhiệm vụ giám đốc như cô N chỉ tiếp khách và ký các giấy tờ do ông Trần yêu cầu. Đối với một nhân viên nhà nước đang lãnh lương vài trăm ngàn một tháng thì cô N khó từ chối đề nghị này. Vào làm việc được gần 1 tháng, cô N gặp một người bạn tốt nghiệp đại học Luật đang thực tập luật sư và khoe với người này về công việc hiện nay của mình. Được người bạn cảnh giác về trách nhiệm giám đốc đối với hoạt động của công ty, cô N xin nghỉ việc với lý do chuẩn bị đi du học. Sáu tháng sau, ông Trần bỏ trốn để lại công nợ và các khoản vay gần 10 tỉ đồng và ba tháng nợ lương công nhân. Hội đồng quản trị và người giám đốc mới thay cô N. và cả cô N. bị cơ quan chức năng thẩm vấn về hoạt động của công ty. Cô N. thoát nạn vì trong một tháng làm giám đốc, cô chỉ mới ký bản lương mà thôi.

Bạn,
Báo cho biết rằng không ít giám đốc làm thuê đã thành bị cáo trước tòa. Như vụ án Epco-Minh Phụng, một số công ty tuy độc lập về danh nghĩa pháp lý nhưng trong thực tế là những “công cụ” vay tiền cho tập đoàn này. Khi vụ án bị khởi tố và đưa ra xét xử thì giám đốc của các công ty này cũng bị khởi tố. Trong số gần 20 bị cáo nguyên là giám đốc của các công ty trách nhiệm hữu hạn này có đến 9 người là những người thân trong gia đình, là nhân viên, lái xe, người giúp việc cho Tăng Minh Phụng. Khi đã được cử làm giám đốc, những người này vẫn làm phải công việc hàng ngày của mình, và trên giấy tờ thì lại có chức danh rất oai là giám đốc công ty.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.