Hôm nay,  

Nhờ Người Phiên Dịch

12/09/201200:00:00(Xem: 10553)
Bạn thân,
Chuyện nhờ người phiên dịch là thường, rất là bình thường. Vì dở ngoại ngữ là bình thường. Vấn đề là, dở thì cần khiêm tốn học, để vượt qua rào cản ngoại ngữ. Nhưng không nên để gây các tai hại lẽ ra không nên có.

Chuyện dở Anh ngữ nổi bật nhất mấy năm gần đây là MC Lại Văn Sâm, và sau sự kiện anh Sâm dịch sai mấy câu Anh ngữ của ngôi sao điện ảnh Ngô Ngạn Tổ trong một Liên hoan Phim quốc tế ở Hà Nội tháng 10-2010, nhiều người gọi anh Sâm là “MC Lậm Văn Sai.”

Thực sự phải thông cảm, vì anh không để cho thời gian chết trên sân khấu, sau này anh Sâm giaỉ thích như thế, khi nhìn quanh không thấy ai nhảy lên dịch giùm. Nhưng chuyện này cho thấy một khuyết điểm của các ban tổ chức lễ hội VN là thiếu người giỏi Anh ngữ, và rồi cũng thiếu cả chuyên viên phiên dịch cho các sự kiện cần thiết.

Chuyện MC Lại Văn Sâm dịch sai được biết tới, vì diễn ra trước mắt nhiều ngàn người, và trước ống kính truyền hình trực tiếp nữa, nghĩa là trước mắt hàng trăm ngàn người, nếu không phải là cả triệu khán giả. Nnếu trong một buổi họp giữa các nhà ngoại giao, hay giới kinh doanh, khi người phiên dịch nhầm lẫn, tai hại sẽ nhiều vô lượng.

Bi thảm bây giờ là, giáo viên giỏi Anh ngữ cũng thiếu.

Báo Thanh Niên hôm 10-9-2012 cho biết như thế qua bản tin “Giáo viên tiếng Anh cần... phiên dịch.”

Bản tin này viết:

“Trên thực tế, vấn đề khó cải thiện nhất của đề án Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân vẫn là đội ngũ giáo viên.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, đến hết tháng 6.2012, nếu áp theo khung tham chiếu châu Âu, toàn quốc chỉ có 1.062/11.784 giáo viên (GV) tiếng Anh tiểu học đạt trình độ B2, 2.785 GV đạt B1. Con số này quá ít ỏi so với tỷ lệ 60,17% GV tiếng Anh hiện nay có trình độ ĐH và sau ĐH trong nước.

Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực của đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 - Bộ GD-ĐT, nhận định khiếm khuyết của GV thể hiện trên tất cả các mặt nghe, nói, đọc và viết. Chính vì thế, các chương trình đào tạo và bồi dưỡng tiếng Anh của đề án phải tập trung phát triển cả 4 kỹ năng này cho GV. Tình trạng GV không đạt chuẩn xảy ra ở tất cả các địa bàn trong cả nước. “Hiện tượng GV giỏi chỉ tập trung ở một số trường chuyên hoặc trường chất lượng cao là có thật”, ông Hùng nói.

“Ngại” nói tiếng Anh với người nước ngoài...

Cách đây hơn một năm, học sinh lớp 7 Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Q.3, TP.SG) phản ánh với Ban giám hiệu việc GV tiếng Anh của lớp phát âm sai, viết sai chính tả, sai ngữ pháp. Thậm chí, khi nói chuyện với người nước ngoài, GV này cũng không nghe được và học sinh phải dịch, chuyển ý cho câu chuyện của thầy cô mình...”

Nếu các giaó viên dạy Anh văn đã như thế, làm sao có thể trách được người MC Lậm Văn Sai được? Chắc chắn là nền giáo dục VN phảỉ thay đổi, nhưng như thế nào? Có thể dùng mạng Internet để giúp học Anh văn không? Hay là cho tự do lập trường tư chuyên về Anh văn với quy mô đầu tư lớn để có đủ trang thiết bị nối mạng quốc tế giúp cho việc học Anh văn?

Dở Anh văn không đáng trách, nhưng không nỗ lực kết thúc thảm họa dở Anh văn mới là đáng trách? Trong đó, trách nhiệm lớn nhất là ở Bộ Giáo Dục & Đào Tạo vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.