Hôm nay,  

Tại Sao Truyện Ngôn Tình?

07/09/201200:00:00(Xem: 7737)
Bạn thân
Đó là một chữ lạ, “truyện ngôn tình.” Thực ra, thể văn chương này không lạ. Nhưng lạ chỉ là, khi thể truyện này tạo thành một niềm say mê cho tuổi trẻ Việt Nam một cách bất thường. Chúng ta có thể thắc mắc: tại sao tuổi trẻ quay đầu với xã hội, và để rồi vùi đầu vào trang sách truyện ngôn tình?

Thời xa xưa, nhiều người cũng say mê truyện Quỳnh Dao. Không chỉ tại Việt Nam, mà cả độc giả tại Đài Loan, Hồng Kông... Nhưng dễ hiểu, truyện Quỳnh Dao tuy là truyện tình, nhưng hâu hết đều có những ngang trái xã hội, nhưng bà mẹ chồng cổ hủ xung khắc với cô dâu thời mới (nghe cũng na ná thời Tự Lực Văn Đoàn), hay cô gái nghèo làm thư ký và gặp ông chủ giàu xụ trong một bối cảnh xé lòng... Nghĩa là, có khía cạnh đặt vấn đề xã hội. Nghĩa là có một thông điệp tích cực hơn, một ước mơ cho xã hội biến đổi.

Truyện ngôn tình hình như tránh né vấn đề xã hội, chủ yếu là yêu nhau say mê, có thể là cứ 2 người được thảy vào thêm một người thứ 3 là thành truyện... nhưng lại dính cả bạo lực và sex, mới đáng ngại.

Vậy mà tuổi trẻ VN chạy đua vào thế giới truyện này.

Báo Người Đưa Tin kể lại hiện tượng này:

“Thời gian gần đây, rất nhiều tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc (tiểu thuyết viết về tình cảm nam nữ) đã thực sự trở thành một trào lưu đáng báo động khi giới trẻ say mê truyền tay nhau những tác phẩm nổi bật, các diễn đàn, website với tốc độ chóng mặt. Sự phát triển quá ồ ạt và bền bỉ của dòng văn học này cũng gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận.

Có rất nhiều lý do để lý giải vì sao truyện ngôn tình Trung Quốc hiện nay đang khiến nhiều độc giả, phần lớn là những độc giả nữ say mê. Theo cô giáo Lê Thị Định, giáo môn văn trường năng khiếu Nguyễn Hiền (Nam Định) thì tác giả loại truyện này đã nắm bắt được tâm lý yêu thích sự lãng mạn ở phái nữ. Các tiểu thuyết ngôn tình với cốt truyện có thể xa rời thực tế nhưng được hoàn chỉnh bởi những chi tiết sâu sắc, tràn đầy tình cảm luôn chạm đến tận góc sâu nhất trong trái tim mỗi độc giả, nhất là độc giả nữ. Cuộc sống hiện đại, guồng quay không ngừng nghỉ của cuộc sống, ở góc độ nào đó, ngôn tình là cách được nhiều bạn trẻ lựa chọn để cân bằng cuộc sống, khỏa lấp những ước mơ, mộng tưởng ẩn giấu trong tâm hồn...


Song điều khiến những người có trách nhiệm không khỏi băn khoăn, nhiều tác phẩm ngôn tình có cốt truyện đi ngược lại đạo lý, quá viễn tưởng. Trong đó, nó cổ suý cho thứ tình yêu lệch lạc, thiếu chuẩn mực như chuyện người yêu thú (Bạn trai tôi là sói) hoặc quá thoáng trong mối quan hệ nam nữ khi nhân vật nữ chính tự nguyện dâng hiến cho nam chính khi chưa đến tuổi thành niên trong "Chuyện cũ của Lịch Xuyên", "Cẩm Tú Duyên", "Sói và dương cầm", "Hãy chờ em lớn lên nhé"...

Cô giáo Lê Thị Định nhìn nhận: "Tôi cũng giống mọi phụ huynh và giáo viên là rất quan tâm đến con em và học trò của mình nhưng theo cách của thời bận rộn. Thường tự an tâm với những gì mình liếc qua mà cho rằng không sao cả để quay sang các mối lo cụ thể hơn, sát sườn hơn- tôi đã từng nghĩ thế”. Cô giáo Định chia sẻ.

Cô giáo này cho biết thêm: Lần thứ nhất, khi thấy một học trò cầm trong tay cuốn sách Đề thi đẫm máu tôi thấy chột dạ về nguy hại. Cuốn Đề thi đẫm máu kể về một tên sát thủ có sở thích uống chất hỗn hợp máu nạn nhân với sữa tươi. Trong thành phố liên tiếp xảy ra 4 vụ cưỡng hiếp giết người, nạn nhân đều là những cô gái trí thức từ 25 - 35 tuổi, đây rốt cuộc là giết người trả thù hay chỉ đơn giản là cưỡng dâm? Hàng loạt cái chết bí ẩn thảm khốc của những người sống trong trường Đại học nọ liên tiếp xảy ra. Ở mỗi hiện trường vụ án, hung thủ đều để lại gợi ý cho vụ án tiếp theo, nhằm mục đích gì? Có thể khẳng định nội dung các cuốn sách kiểu này rất nguy hại đến nhận thức của lớp trẻ nếu các em cứ đua nhau đọc và học theo...”

Tại sao như thế? Tại sao truyện kiểu như thế lại lôi cuốn trẻ em? Các phụ huynh phải cảnh giác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc nào cũng có nan đề với bệnh viện… Sức khỏe người dân đầy những lo âu…
Cháy lớn ở Hóc Môn… may không ai tử vong…
Dân số ngày càng tăng… thành phố Sài Gòn ngày càng thiếu đất…
Thế là nổ cả trăm bình gas… Cả khu phố kinh hoàng…
Quốc lộ cũng sạt lở… Xuất hiện thêm vết nứt trên Quốc lộ 91…
Hành khách vắng dần trên các chuyến tàu xe lửa… thế là phải giảm giá vé để mời gọi người đi.
Văn bằng giả… Đào tạo kém chất lượng… Hễ có tiền là mua bằng dễ dàng… Đại học Việt Nam nhiều vấn đề nhức nhối…
Kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi một phần nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…
Ngư dân và tàu cá mất tích trên biển… Ngậm ngùi, chẳng thấy tint ức gì.
Sụp hội trường Ủy ban Nhân dân Thị trấn… may quá, lúc sáng sớm, chưa ai tới làm việc,… ai xây mà dỏm vậy kìa, chắc có ai ăn chận xi măng …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.