Hôm nay,  

Chọn Được Vợ Trong 4 Giờ

10/30/200400:00:00(View: 6303)
Bạn,
Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị,sau khi tờ Straits Times ngày 19-10-2004 đăng bài báo "Đàn ông Singapore kiếm được vợ Việt Nam trong 4 giờ" đề cập chuyện một người đàn ông qua VN phỏng vấn hơn 50 cô gái và chọn một cô làm vợ, nhiều người VN đang sống và làm việc tại Singapore cũng như người Singapore đã bị sốc. Phóng viên báo SGTT tại Singapore kể như sau.
Tại các sạp báo ở các trạm tàu điện ngầm MRT, nhiều poster khổ lớn với hình ảnh đám cưới (chú rể Singapore, cô dâu VN) mà bài báo đề cập được treo đầy trên các sạp báo. Hồ Triều Nam, kỹ sư điện đang theo học ở Singapore nói: "Tôi đã đọc bài báo đó và thấy đáng buồn cho một vài phụ nữ như vậy. Tôi đi MRT, ngang qua các sạp báo, thấy họ treo poster lùm xùm, tôi thấy quê quá và đi cho lẹ". Nhiều người phản ứng mạnh hơn về cô Linh- cô dâu trong bài báo- nói rằng: "Nhiều đàn ông VN chỉ thích uống rượu và cờ bạc. Họ coi phụ nữ như món hàng giải trí. Tôi muốn một người chồng nước ngoài yêu thương tôi". Anh Trương Đình Duy, một du học sinh đã không giấu vẻ bực tức khi nghe phóng viên hỏi về điều này: "Tại sao nhà báo lại dễ dàng tin lời một cô gái như thế" Chỉ một số ít đàn ông VN như vậy, sao lại cho rằng tất cả đàn ông đều cờ bạc, rượu chè""

Cùng tâm trạng không mấy vui vẻ ấy, chị Đặng Thị Ngọc Thịnh, đang theo học một khóa học ngắn hạn ở Singapore nói: "Tôi thấy buồn cho một số phụ nữ ở nông thôn. Có lẽ họ ít được giáo dục nên suy nghĩ về chuyện lấy chồng quá đơn giản. Đáng buồn hơn, tờ báo lại nêu những trường hợp cá biệt như là chuyện phổ biến đối với phụ nữ VN". Ngay cả với những phụ nữ Singapore cũng tỏ ra bất bình khi đọc xong bài báo. "Tôi đọc bài báo và tự hỏi có phải chúng ta đang sống ở thế kỷ 21 không" Tại sao những người đàn ông có thể chọn phụ nữ như những món hàng mua ở chợ" Những điều mà bài báo đề cập cho thấy phụ nữ vẫn còn bị đàn áp, đối xử không bình đẳng trong thời đại ngày nay"- cô Junaidah Jaf cho biết như vậy. Còn bà Maria Loh Mun Foong lại nhận xét: "Tôi không thể tưởng tượng rằng những cô dâu VN được những người đàn ông Singapore chọn làm vợ dễ dàng hơn cả việc họ tìm thuê người giúp việc. Thật mỉa mai, nhiều người Singapore tốn nhiều thời gian để tìm kiếm một người giúp việc cho gia đình, trong khi đó có nhiều người lại đi tìm "tình yêu chân thật" trong vài giờ. Tôi nghĩ rằng, chúng ta nợ những người vợ nước ngoài kiểu như vậy những nghị định để bảo vệ họ khi xảy ra những điều tồi tệ".
Bạn,
SGTT viết tiếp: trước những phản ứng gay gắt khác nhau, ông Huang Hong Chng, giảng viên môn văn hóa Singapore, đại học NTU đã phân tích: "Hiện nay, nhiều phụ nữ Singapore được giáo dục tốt, họ độc lập và tìm kiếm những người đàn ông có học vấn và địa vị ngang bằng hoặc cao hơn họ. Vì thế có những người đàn ông Singapore dù đã trên 40 tuổi vẫn không thể lấy được vợ. Đó là lý do tại sao họ phải tìm kiếm những phụ nữ nước ngoài làm vợ.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo Người Lao Động, ngày 1/11/2004 vưà qua, gần 20 học sinh ở các tỉnh miền Tây và Đông Nam phần đã bị 1 kẻ lừa đảo tên là Phạm Mạnh Hùng dụ lên TPSG lưu trú tại khách sạn Tản Đà, số 22-24 Tản Đà, Quận 5 để đáp chuyến bay 13 giờ đi du học tại Mỹ dù trong tay không hề có hộ chiếu, thị thực.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, trình độ Việt văn của học sinh bậc tiểu học và trung học tại VN ngày càng yếu kém ở mức báo động. Dưới tiêu đề "Đọc văn học trò mà muốn khóc", báo Tin Tức VN đã nêu ra một số trích đoạn bài văn "siêu đẳng" do các giáo viên dạy văn chuyển đến với nội dung như sau.
Theo báo quốc nội, tại Sài Gòn, có hơn 8 ngàn trẻ em trong độ tuổi thiếu niên, nhi đồng hiện đang lang thang vất vưởng trên các đường phố làm đủ thứ việc từ đánh giày, bán vé số, nhặt rác. Cay đắng nhất là "nghề" ăn xin. Hầu khắp các nẻo đường trong thành phố đều bắt gặp những vóc dáng bé nhỏ, tiều tụy đội nón mê, bưng ca nhựa len lỏi, chen chúc giữa dòng người và xe cộ.
Trên bản đồ Đông Nam Á, có thể thấy rõ vùng "Tam giác vàng". Một phần biên giới Trung Quốc - Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của "Tam giác vàng". Nếu như ở phía Bắc, ma túy thâm nhập vào Việt Nam nhiều nhất qua vùng Điện Biên - Lai Châu thì ở miền Trung, từ "Tam giác vàng", ma túy có thể theo các đường ở các cửa biên giới để vào Việt Nam.
Theo báo quốc nội, tại Nha Trang có phu phố Tây, tuy không sầm uất và ồn ào như phố Tây Phạm Ngũ Lão Sài Gòn, nhưng mang nét đặc trưng riêng. Những con đường nhỏ hẹp của khu nhà thờ Quân Trấn - Hùng Vương nối dài trước đây đã mở rộng với những dãy hàng quán, cửa hàng mang tên Tây, Việt lẫn lộn tiếp nối nhau tập trung trên hai con đường Trần Quang Khải
Theo báo quốc nội, chưa khi nào Sài Gòn lại bùng phát các loại hình cà phê ca nhạc như hiện nay. Để hấp dẫn khách, các quán từ lớn đến nhỏ đều tìm mọi cách thu hút khán giả. Người yêu mến không khí âm nhạc phòng trà vẫn thường ưu ái gọi ca sĩ là "giọng ca vàng" vì họ hát hết mình, dù rằng đôi khi chỉ phục vụ cho vài chục khách thưởng thức.
Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, trong khi hàng loạt trường đại học đã khai giảng trong tháng 10, vẫn còn một số trường đại học dân lập (tư thục) phải âm thầm vật lộn với chuyện tuyển sinh viên vào học. Dầu họ đã quá chật vật nhưng số sinh viên đến trường vẫn chẳng là bao. Trong tình hình như thế,"phá rào" đã được nhiều trường chọn như một giải pháp chẳng đặng đừng.
Theo báo Tuổi Trẻ, do ảnh hưởng của những ca khúc viết về hương hoa sữa nồng nàn, nên cây hoa sữa được các tỉnh, thành miền Trung đồng loạt trồng trên các đường phố mới. Nhưng sự háo hức ban đầu nay đã nhường chỗ cho những khó chịu do mùi của hoa sữa, và hiện nay cư dân nhiều thị xã, thành phố tại miền Trung gặp khổ nạn vì những cây hoa sữa.
Tại miền Tây Nam phần VN, hiếm có nơi nào mà dân nghèo được hưởng lộc trời cho như vùng biển Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Hết mùa đi hốt nghêu cám, đến mùa cào sò trứng. Cứ đến tháng tư âm lịch, sò trứng từ biển tấp vào Cửa Đại, rồi tràn lên bãi biển Thừa Đức nhiều vô số kể. Đó cũng là thời điểm cư dân ngghèo vùng bãi ngang khắc nghiệt này sửa ghe, sắm vợt kéo nhau ra biển cào của trời cho. Báo Lao Động viết như sau.
Hàng ngày, trên địa bàn xã Nhơn Phú, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long, cứ vào 4 giờ sáng, từng tốp người từ các ngả kéo đến chợ Nhơn Phú (ấp Phú Thọ, xã Nhơn Phú). Người đi xuồng, người đi xe đạp, rồi lặng lẽ chọn một chỗ nằm, ngồi dưỡng sức để chuẩn bị cho một ngày bán sức lao động. Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.