Hôm nay,  

Kho Tàng Văn Dịch

19/08/201200:00:00(Xem: 9895)
Bạn thân,
Văn chương là vùng đất của nhiều kho tàng ẩn kín. Không phải ai cũng dễ dàng thấy được các kho tàng này.

Thí dụ, kho tàng ca dao, truyện cổ tích Việt Nam học hoài, nghiền ngẫm hoài, có khi mất cả một đời người vẫn chưa thấy là đọc cho đủ, học cho đủ, ngấm tận gan ruột cho đủ.

Hay như kho tàng thơ Thiền Việt Nam, đọc hoài lại vỡ ra những nghĩa mới, như dường mỗi lần đọc là thêm một lần mới lại.

Truyện, thơ Việt Nam cũng thế. Và trong kho tàng văn học VN, không thể nào không nói tới kho tàng văn dịch.

Như tập truyện Bông Hồng Vàng, của nhà văn Paustovsky, được dịch giả Vũ Thư Hiên phiên dịch tuyệt vời sang Việt Ngữ. Hay như cuốn Bắt Trẻ Đồng Xanh của J.D. Salinger do Ni Sư Trí Hải phiên dịch. Tuyệt vời là thế.

Báo Lao Động hôm Thứ Sáu 17-8-2012 có bài viết của nhà bình luận Lý Sinh Sự, với bài tưạ đề “Nói hay đừng: Xuôi ngược văn dịch,” đã phác họa sơ vài nét về văn dịch hiện nay.

Bài viết có vài điểm đáng ghi nhận như sau, được viết qua thể văn đối thoại, trích:

“- Tại vì vừa qua có cuộc hội thảo về văn học dịch, báo họ đăng có lắm chuyện buồn cười. Tập thơ "Ánh sáng và phù sa" của Chế Lan Viên dịch sang tiếng Nga thành "Ánh sáng và bùn". Thế có chết không!

- Cũng không bằng nghe nói ở một cửa hàng (không phải của nước ta) dịch món gà tơ thành "gà chưa quan hệ tình dục".

- Úi giời! Bố thằng Tây cũng không dám ăn.

- Tớ đã có lần phản ảnh lên báo LĐCT chuyện VTV3 chiếu phim tài liệu của Nga, có nói tới tác phẩm "Cái giá sách của Igo", thực ra đó là "Bài ca về binh đoàn Igo", một tác phẩm văn học Nga cổ đại do chính thi hào Puskin sưu tầm (từ "polka" tiếng Nga là binh đoàn, trung đoàn, Polka còn là cái xích đóng trên tường dùng để sách). Nhạc sĩ Trần Văn Khê vào bảo tàng ở Mátxcơva thấy cây đàn bầu VN được dịch sang tiếng Nga là đàn KinhTang (trên đàn có khắc dòng chữ: Hội Nhạc sĩ Việt Nam kính tặng, chữ "kính tặng" viết to hơn Hội Nhạc sĩ).

- Họ dịch xuôi còn sai thế, nói chi ta dịch ngược. Thơ TQ trước đây dịch sang tiếng Việt có 3 bản: Chữ Hán, dịch nghĩa, dịch nghệ thuật. Phải tôn trọng nguyên tác như thế mới thấy cái hay của thi ca.

- Cũng còn tuỳ, trong hội thảo có vị nhắc tới bài thơ "Đợi anh về" của Simonov dịch sang tiếng Việt qua bản tiếng Pháp là một "phóng tác thiên tài" của người dịch, nhưng không phải là bài thơ dịch, vì Simonov không dùng các từ ảo não, bi lụy trong bài thơ của mình… Theo tớ bài Đường thi "Ô dạ đề" được Tản Đà dịch sang tiếng Việt và bài "Tôi yêu em…" của Puskin do Thúy Toàn dịch là hai bài dịch xịn. Chà! "Trăng tà chiếc quạ kêu sương - Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ…" và "Tôi yêu em chân thành, đằm thắm / Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em". Đọc mà cứ ngỡ mình là người Tàu, người Nga...”

Khó thật, khó thật. Các dịch giả tất nhiên trình độ ngôn ngữ và thẩm mỹ không đều. Bây giờ chỉ hy vọng rằng, từng chữ viết xuống đều từ tấm lòng với người sau... nếu không, sẽ nặng nghiệp vô cùng. Đừng làm kho tàng mất giá trị.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.