Hôm nay,  

Lòng Mẹ Tuyệt Vời

17/08/201200:00:00(Xem: 7600)
Bạn thân
Không có gì hơn tình mẹ. Kinh Phật nói rằng, mỗi người đều có 2 vị Phật trong nhà là ba và mẹ. Cuộc đời đi tìm mãi, tận chân trời góc biển, vẫn không thể tìm đâu ra lòng ba mẹ thương con không ngằn mé.

Bởi vậy, chúng ta sẽ không cầm lòng đặng khi nghĩ tới ba mẹ. Một trường hợp vừa được báo Tiền Phong nêu ra, khi một học sinh đậu thủ khoa đạị học và mẹ quyết định phải đi làm ôsin (gia nhân) để nuôi con đi học. Bản tin tựa đề “Mẹ làm ô sin nuôi thủ khoa đại học” kể như sau:

“Con đỗ thủ khoa Đại học Bách khoa Hà Nội, nhưng hoàn cảnh nhà nghèo, bà Lưu Thị Tẽo (Hưng Hà, Thái Bình) dự định sẽ lên Hà Nội tìm việc làm kiếm tiền nuôi con ăn học.

Nhà Lưu Thế Anh (học sinh trường THPT Bắc Duyên Hà) - thủ khoa Đại học Bách khoa Hà Nội 2012 - ở xã Kim Trung (Hưng Hà, Thái Bình). Một ngôi nhà cấp bốn nhỏ bé tồi tàn, tường vôi lở loét, rêu mốc xanh, nằm gần cuối ngõ. Cửa không có, hai mẹ con căng tấm mành đã cũ ngăn cách với ngoài hiên.

Nhà chẳng có gì đáng giá, ngoài chiếc tivi đã qua sử dụng được họ hàng đem cho, lúc xem được, khi không. Trên chiếc tivi, vẫn còn để chậu hứng nước dột từ mái nhà. Bà Tẽo bảo, nhà làm đã lâu năm, cứ mưa là dột khắp nơi.

Bà Tẽo đi bộ đội năm 1979. Sau đó, do bị tai nạn điện giật, đến năm 1982, bà xuất ngũ. Về quê, bà làm đủ mọi việc, từ kế toán, bán hàng dịch vụ, y tá…Đến năm 35 tuổi, nghe lời khuyên của họ hàng, bà sinh Thế Anh để có người dựa dẫm lúc về già.


Cứ thế, gần hai chục năm qua, vượt qua những cơn đau do di chứng thời bộ đội, căn bệnh viêm đa khớp… một mình bà Tẽo làm đủ mọi nghề, nuôi Thế Anh khôn lớn, trưởng thành.

Thương mẹ nghèo khổ, đau yếu, cô đơn, Thế Anh quyết học tập thật giỏi. Vượt qua những trêu chọc của bạn bè về không có bố, 12 năm học, Thế Anh đều là học sinh giỏi.

Riêng năm lớp 12, Thế Anh lập hattrick thành tích khi đoạt giải nhất cuộc thi Toán, giải nhì môn Hóa và giải nhì giải toán trên máy tính cầm tay…

Và thành công lớn nhất là việc Thế Anh đỗ thủ khoa vào Đại học Bách khoa với điểm các môn rất cao: Toán: 9,25; Vật lý: 9,5; Hóa học: 9,5.

Nói đến đây, bà Tẽo ngậm ngùi, nhắc lại hoàn cảnh gia đình. Bản thân bà Tẽo, đau yếu, bệnh tật, từ lâu đã không còn làm thuê, làm mướn được nhiều, Thế Anh học tập sẽ rất tốn kém, không biết kiếm tiền ở đâu để nuôi ăn học đến khi tốt nghiệp.

“Có thể sau khi em lên Hà Nội, tôi cũng lên đó tìm việc làm xem sao. Tôi dự định sẽ đi giúp việc nhà cho người ta, kiếm tiền nuôi em. Nếu có thể, hai mẹ con ở cùng chỗ thì cũng đỡ tốn kém, lại chăm sóc được cho em nó.” – bà Tẽo chia sẻ.”

Có học bổng nào cho học sinh giỏi hay không? Tại sao cứ phải ưu đãi “các diện chính sách” mà lại bỏ lơ các em học giỏi, nhà nghèo? Tại sao các công tử tư bản đỏ xài tiền không đếm, trong khi học trò nghèo thực sự lại đầy nỗi lo cơ nguy bỏ cuộc?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.