Hôm nay,  

Bữa Ăn Hại Công Nhân

8/15/201200:00:00(View: 16785)
Bạn thân,
Một thời, chúng ta từng nghe rằng giai cấp công nhân là lực lượng tiền phong của cách mạng vô sản, vì họ không có gì hết và vì thế họ sẵn sàng hy sinh để xây dựng “một xã hội mới công bằng hơn, nơi không có người bóc lột người.”

Rồi tới một thời, người ta không nói nhiều tới những lý thuyết như thế nữa, mà nói về “nhiều thành phần kinh tế,” nơi tất cả cùng chung sức xây dựng đất nước, cho dù là “công nhân hay không công nhân,” nghĩa là cho dù có là “lực lượng tiền phong của cách mạng” hay không.

Nghĩa là, lý thuyết bị đẩy sang một bên để cho xuất hiện các nhà tư bản đỏ, các đại gia và các thái tử đỏ.

Và rồi, bây giờ người ta khám phá ra rằng, công nhân đang bị “bào mòn cơ bắp” vì những bữa ăn quá tệ hại. Báo Người Lao Động mô tả như thế. Đúng vậy, “lực lượng tiên phong cách mạng” đang bị các tư bản đỏ bóc lột.

Báo này có bản tin tựa đề “Teo cơ vì suất ăn công nghiệp”, kể lại:

“Chất lượng suất ăn công nghiệp quá thấp khiến công nhân phải lấy hết năng lượng dự trữ ra để làm việc, dẫn đến cơ bắp bị bào mòn từng ngày, ảnh hưởng nặng đến thế hệ con cái.

“Bây giờ sao tôi thấy công nhân (CN) nào cũng nhỏ nhỏ, gầy gầy, phờ phạc. Đa phần CN cưới CN nên dễ sinh ra một thế hệ suy dinh dưỡng...”. Một cán bộ Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) - Bộ Y tế nhận xét như trên bên hành lang hội thảo “Phòng chống ngộ độc thực phẩm ở bếp ăn tập thể tại KCN, KCX” do cục này phối hợp với Sở Y tế tỉnh Bình Dương tổ chức tại Bình Dương ngày 13-8.

Suất ăn 7.000 đồng

Ông Nguyễn Văn Đạt, Chi Cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh Bình Dương, cho biết năm 2010-2011, chi cục đã khảo sát khoảng 50 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn và phát hiện ở một số DN, suất ăn của mỗi CN chỉ khoảng 7.000 đồng! Trong số 7.000 đồng này có đến 30% chi phí nhân công, nhiên liệu nấu nướng, tiền vận chuyển… “Như vậy CN ăn được gì trong suất ăn 7.000 đồng đó?” - phóng viên hỏi. “Chủ yếu là cơm thôi” - ông Đạt trả lời...

...PGS -TS Lê Bạch Mai cũng lo lắng về con cái của hàng triệu CN. Bà cho biết người mẹ CN thiếu dinh dưỡng rất dễ sinh ra những đứa con suy dinh dưỡng, cân nặng khi mới sinh dưới 2,5 kg và dễ mắc các chứng như thiếu máu và nhiều hệ lụy khác...

185 vụ ngộ độc thực phẩm/năm

Theo thống kê của Cục ATVSTP, bình quân mỗi năm cả nước xảy ra 185 vụ ngộ độc thực phẩm với 6.147 người mắc, trong đó 46 người chết. Trong 5 năm gần đây, có 927 vụ ngộ độc thực phẩm với 30.733 người mắc, trong đó 229 người chết. Tỉ lệ ngộ độc thực phẩm trong các bếp ăn tập thể chiếm 12% - 20,6%.

Cũng theo Cục ATVSTP, ngộ độc tập thể trong các KCN, KCX xảy ra nhiều nhất tại vùng Đông Nam Bộ, chiếm 66,7%. Ngoài ra, trong số 72 vụ ngộ độc tập thể xảy ra tại các KCN, KCX ghi nhận được có 19,4% vụ do độc tố; 33,3% vụ do vi sinh vật; 11,1% vụ do hóa chất; 36,1% vụ chưa xác định được nguyên nhân.”

Tại sao như thế? Tại sao công nhân phờ phạc thiếu ăn trong cõi “thiên đường xã hội chủ nghĩa VN” như thế?

Có phải đúng là giai cấp công nhân đang làm chủ?

Câu hỏi nào cũng ngậm ngùi, vang vọng vào cõi hư không...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Dưới đây xin ghi sơ lược về Cuộc chiến biên giới Việt -Trung 1979 để tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến giữ đất.
Nông dân cứ thua lỗ hoài… Có cách nào để thoát khỏi vòng xoáy trúng mùa là thua lỗ? Dân than hoài, nhưng hình như chính phủ không nghe, hay nghe mà không phản ứng.
Một bản tin lúc đầu nói rằng sẽ có sách giáo khoa cho Miền Nam, Miền Bắc dị biệt nhau. Thế rồi, sau đó, lại có tin rằng sẽ chia vùng miền như thế.
Trang Thư Viện Hoa Sen (http://thuvienhoasen.org) có bản tin tựa đề “Ngăn chặn việc phá hủy một thành phố Phật giáo” của phóng viên Văn Công Hưng từ báo Giác Ngộ.
Trong những Ngaỳ Lễ Tình Nhân, nơi đây đăng hai bài thơ tình -- bài “Kỹ Nữ” của Đinh Hùng và bài “Tố Của Hoàng Ơi” Vũ Hoàng Chương.
Lễ Tình Yêu Valentine đang tới... nhiều chàng trai và thiếu nữ đang rủ nhau tới cầu tình duyên thành tựu nơi ngôi đền nổi tiếng nhất Việt Nam về se duyên tình ái: Đền Chử Đồng Tử ở Khoái Châu, Hưng Yên.
Tranh dân gian cũng thế, cũng nhiều hoa, nhưng đặc biệt là hình ảnh các con thú gần với người, như tranh ngựa, tranh gà, tranh chuột, tranh heo...
Bạn có thấy sắc màu phố chợ rộn ràng hơn? Không chỉ vì xuân đâu. Một phần vì những ngày Tết chưa qua, một phần vì Lễ Tình Yêu vài ngày nữa là tới.
Những ai đã từng sống ở Sài Gòn thập niên 1960s hay 1970s, hay đã từng học ở Đại Học Vạn Hạnh, hẳn là không thể quên được hình ảnh nhà thơ Bùi Giáng.
Và cứ mỗi địa phương, lại phát triển những truyền thông khác nhau: Tranh dân gian có những trường phái như Tranh Đông Hồ, Tranh Hàng Trống, Tranh Kim Hoàng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.