Hôm nay,  

Hội Chứng Di Sản?

13/07/201200:00:00(Xem: 6235)
Bạn thân,
Nên “có tiếng“ hơn là nên “có miếng”? Những lựa chọn như thế có thể ảnh hưởng nhiều tới, không riêng cho bản thân người lựa chọn, nhưng sẽ tác động ra cả xã hội, nếu đây là một chính sách.

Do vậy, câu hỏi riêng từng cá nhân là: Giữa danh hão và thực tài, chúng ta ưa thích những gì? Tương tự, vấn đề ở tầm vóc quốc gia: nên giữ chặt và tôn vinh tấm giấy vinh danh “UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới,” hay nên ra sức cho có thực chất bảo tồn nền văn hóa độc đáo của Việt Nam.

GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam, trả lời phỏng vấn trên báo VietnamNet đã nói thằng rằng “Căn bệnh trầm kha của ta là thích tôn vinh!”

Giáo sư nói: “Được UNESCO công nhận di sản, nhiều địa phương lại không lấy mục tiêu bảo vệ di sản làm cốt yếu mà chỉ quan tâm tới chuyện tôn vinh và tự hào với danh hiệu”.

GS Ngô Đức Thịnh giải thích cặn kẽ về những phản ứng quá lố, có thể tới mức phi văn hóa, của những nơi đang muốn tôn vinh di sản văn hóa -- qua chiến dịch mà VietnamNet gọi là “cuộc đua di sản thế giới UNESCO.”

GS Thịnh nói:

“...Có thể thấy liên tục trong thời gian gần đây các địa phương đua nhau lập hồ sơ để đệ trình UNESCO công nhận. Khi nhìn lại các di sản của ta đã được công nhận thì nhận thấy công tác bảo tồn và nhận thức về di sản vẫn chưa thực tốt nếu không muốn nói có nhiều nơi còn có những việc làm vô tình gây tổn hại tới di sản...

Đã có rất nhiều các cuộc hội thảo về vấn đề nhận thức và đối xử với các di sản quy tụ được rất nhiều các nhà khoa học và đại diện các địa phương nơi có di sản. Nhưng không hiểu vì sao hội thảo xong thì sự việc đâu vẫn vào đó và dường như những lời góp ý của các nhà khoa học không hề có tác dụng gì với các địa phương cả.

Điều đáng buồn nữa là khi nhiều nhà nghiên cứu văn hóa khi lên tiếng và góp ý thì họ lại bất bình và thậm chí còn đòi kiện ngược những ý kiến được cho là góp ý thẳng thắn của những người có tâm huyết với di sản.

Họ không biết, không chịu học và không chịu nghe góp ý, chỉ thích người ta công nhận mình thì tất yếu sẽ hiểu sai về di sản và dẫn đến những việc làm tưởng là bảo tồn nhưng thực ra là tàn phá di sản.

Có thể thấy rất nhiều ví dụ như Bắc Ninh với với di sản quan họ. Người dân rất yêu quan họ, lãnh đạo cũng tha thiết muốn được tôn vinh quan họ. Nhưng cách làm và cách hiểu của họ khi tổ chức một lễ hội với 3700 người hát quan họ tập thể lại thực là một cách làm rất phi quan họ. Và khi một nhà nghiên cứu văn hóa lên tiếng góp ý họ lại còn đòi kiện ngược cả người đó...”

Thế đấy, thế đấy... từ làn điệu quan họ là thể ca nhạc giữa chàng trai nông dân đối đáp với cô thôn nữ mộc mạc... vậy mà biến thành hợp ca kiểu nhiều ngàn người...

Thế đấy, thế đấy... có phải là “quan họ” kiểu mới là bị ảnh hưởng từ văn nghệ tập thể Bắc Triều Tiên? Vậy thì, di sản văn hóa thế giới trao nhầm chăng?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.