Hôm nay,  

Chợ Tình Của Công Nhân

27/09/200400:00:00(Xem: 5621)
Bạn,
Gần các khu công nghiệp trên tỉnh Bình Dương, có những phiên chợ bình dân mọc lên với khách hàng là công nhân sau giờ tan ca. Đó cũng là nơi gặp gỡ của công nhân nam nữ, một cách tự nhiên nó trở thành "chợ tình" tự phát dành cho công nhân xa xứ. Báo Người Lao Động viết như sau.
Nằm ở bãi đất trống cạnh Khu Công nghiệp (KCN) Sóng Thần, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương có một phiên chợ nhỏ, chỉ nhóm họp từ 5, 6 giờ chiều cho đến khuya lắc, khuya lơ, phục vụ cho việc mua sắm của công nhân xa xứ sau giờ làm việc. Thật ra, đó cũng chỉ là một khu chợ tự phát như bao nhiêu phiên chợ "bình dân" mọc lên ở ven các KCN khác. Nhưng Nguyễn Thị Thủy, công nhânCông ty May Duy Hưng, KCN Sóng Thần lại quả quyết với tôi đó là phiên "chợ tình" của tụi em đấy. Thủy nói với phóng viên: "Anh không tin cứ thử đến đây sau giờ tan tầm xem. Phiên chợ ấy là nơi hẹn hò, gặp gỡ của bao đôi lứa yêu nhau và gần như là nơi duy nhất mà công nhân tụi em có thể đến để tìm một nửa của mình sau giờ làm việc..."

Đường dẫn vào chợ đầy sình và bụi. Phiên chợ đêm chỉ là những dãy hàng hóa được trải bằng tấm bạt trên nền đất, san sát dưới ngọn đèn đường cao áp khi mờ khi tỏ hắt ra gần đó. Vài chục người hàng xén ngồi bệt trên bạt trông hàng. Những bó rau xanh đã héo, úa màu. Ít cá ươn xen lẫn với thịt ôi được bày lẫn lộn. Những bộ quần áo, những đôi giày, dép dạng hàng "siêu rẻ" đáp ứng nhu cầu của khách ít tiền được móc sơ sài dưới một vài cây dù cũ. 9 giờ 45 phút tối, giờ tan ca của phần lớn công nhân ở KCN Sóng Thần. Hàng ngàn chàng trai, cô gái trẻ đổ ra các ngả để đi về "làng nhà trọ" gần đó. Nhưng hầu như người nào cũng tranh thủ tạt vào phiên chợ này trước khi về, làm cho phiên chợ náo nhiệt hẳn lên. Kẻ mua, người bán trở nên tấp nập... Có những người chẳng mua, chẳng bán vẫn cứ đi dạo một vòng hay tần ngần đứng mãi chưa đi. Thủy giải thích, đó là những người đang đứng đợi vợ, đợi người yêu của họ làm ở công ty khác để cùng về chung đường. "Cũng có người chỉ muốn nhìn không khí sôi động ngoài "đời" một tí. Được gặp gỡ, chuyện trò với những người khác phái. Từ sáng sớm đến tối mịt chỉ biết lui cui bên những cỗ máy. Đêm về lại chui vào phòng trọ. Nếu không tranh thủ ở những phiên chợ này, thì chẳng biết đến bao giờ..." - Thủy đang nói với phóng viên bỗng dưng bỏ lửng nửa chừng.
Bạn,
Báo NLĐ viết tiếp: gần 11 giờ khuya, phiên chợ đêm vẫn còn khá nhộn nhịp, mặc dù hàng hóa đã được dọn dần. Từng tốp công nhân chuyện trò rôm rả. Xen lẫn vào đó là những cặp nam nữ CN, đồng phục cùng màu lẫn khác màu, che chung tấm áo mưa, nắm tay nhau đi khá tình tự. Thủy nói, vào những ngày nghỉ như ngày lễ, chủ nhật, phiên chợ này vẫn đông như thường, thậm chí còn đông hơn vì công nhân được nghỉ, chẳng biết đi đâu nên đổ ra những chợ phiên dạng này mua sắm, dạo mát. "Quần áo sặc sỡ, người nói cười huyên thuyên, anh cứ ngỡ như đi hội hay ở một phiên chợ tình nào đó trên vùng cao vậy".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.