Hôm nay,  

Khi Viết Thành Chữ

23/06/201200:00:00(Xem: 10103)
Bạn thân,
Khi lời được thốt lên, khi chữ được viết xuống... là khi lòng mình được phơi mở. Chính từ ngôn ngữ và chữ viết, truyền thông được hình thành giữa người với người.

Nếu lòng chân thật, sức mạnh chữ viết tất nhiên chân thật, và những nét chữ sẽ biến thành hoa trời làm đẹp thêm cho cuộc đời. Nếu chữ không chân thật, chữ sẽ biến thành những đám mây đen, làm u ám cho cuộc đời.

Ngàỳ xưa các cụ chỉ làm văn, viết thơ... một phần là chưa có báo. Ngôn ngữ chủ yếu chuyển tải tấm lòng. Nơi đó, Nguyễn Du là một ngọn núi lớn của văn học Việt. Thí dụ, cụ Nguyễn Du (1765-1820) khi kể chuyện thi hào đọc kinh Phật:

"Ngã độc Kim Cương thiên biến linh,
Kỳ trung áo chỉ đa bất minh,
Cập đáo phân kinh thạch đài hạ,
Tài tri vô tự thị chân kinh"

(Ta từ nghìn bận đọc Kim Cương
Yếu chỉ đa phần chẳng tỏ tường
Đến lúc sắp kề bên mộ huyệt.

Biết kinh không chữ mới chơn thường) -- Bản dịch Thích Phước Sơn.

Thời nay, lĩnh vực chữ nghĩa có thêm báo chí. Nên viết thế nào, giữ tâm ra sao? Đó là câu hỏi nêu lên trên báo Giác Ngộ hôm 21/6/2012, và học giả Lưu Đình Long qua bài viết nhan đề “Sức nặng của ngòi bút” đã đề nghị:

“...Ở một góc nhìn khác, ta thấy sức nặng của ngòi bút cũng có thể đến từ cái tâm thiếu trong sáng. Khi ta đã để mình vấy bẩn tâm hồn, dính líu vào danh, lợi… thì khi đó ngòi bút chắc chắn sẽ bị “bẻ cong”. Bẻ cong ngòi bút là khi ta viết ra những điều thiếu chân thật theo “đặt hàng” nhưng không phải là đặt hàng từ bạn đọc, từ những người gửi gắm tin-yêu nơi mình, mà là từ những thế lực đen tối có nhiều quyền và lắm tiền. Khi đó, cái giá cho một bài báo không phải chỉ đơn thuần là nhuận bút mà còn là một khoản rất nặng tay được “trao và nhận” dưới dạng quà biếu kèm phong bì mà nhà báo khi nhận phải cúi đầu, dạ vâng, hứa hẹn…


Đau lòng là thực tế, có những nhà báo đã không chỉ nhận từ sự gợi ý lo lót của chủ thể sai phạm mà còn đi gợi ý ngược, thậm chí dọa đăng bài hạ uy tín để “được nhận” khi thói ăn bẩn đã hình thành và gây “nghiện” trong người!

Đôi khi, ngòi bút bị bẻ cong còn là thái độ im hơi lặng tiếng trước một hay nhiều sự thật mà nhà báo biết rõ là bất công, là thối nát, là hỏng hết cả một bộ sậu, cả một dàn anh-chị từ trên xuống dưới… Nhưng nhà báo không dám hó hé vì họ có thế lực, họ có đủ quyền hành để có thể bịt miệng mình, thứ quyền hành đến từ sự tác oai, tác quái, coi trời bằng vung, hăm dọa đến hành hung người tác nghiệp. Và đó, cũng có thể là sự bịt miệng bằng những tờ polymer xanh đỏ với chiêu thức tương tự như trên, gọi là “trám họng”...”(hết trích)

Do vậy, khi viết bằng tấm lòng chân thật, tới cuối đời mới dám nói rằng mình biết rằng kinh chân thật phải là kinh không chữ, kinh vô tự.

Nếu viết bằng tà tâm, bằng ác tâm... tới cuối đời tất nhiên những dòng chữ năm cũ sẽ trở thành ngọn mây đen tới phủ cuộc đời mình, và cuốn theo qua một kiếp sống khác nhiều u ám. Viết là khó vậy, cần giữ tâm từng chữ vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.