Hôm nay,  

Lịch Sử Truyền Khẩu Nối Liền Khoảng Cách Giữa Hai Thế Hệ Trong Cộng Đồng Người Việt

22/06/201200:00:00(Xem: 17574)
Dự án Lịch Sử Truyền Khẩu (VAOHP) liên kết các sinh viên và thế hệ cha ông qua những câu chuyện chia xẻ cùng nhau. Được điều hợp bởi Tiến Sĩ Thuý Võ Đặng, dự án Lịch Sử Truyền Khẩu tại trường đại học University of California, Irvine, (UCI) là một dự án nhằm sưu tập, lưu giữ, và truyền bá các cuộc phỏng vấn nói chuyện với người di dân gốc Việt tại Nam California. Mùa đông vừa qua, sau khi được chứng nhận bởi Institutional Review Board và được huấn luyện kỹ càng, chúng tôi, các sinh viên trong lớp Kinh Nghiệm Người Mỹ Gốc Việt của giáo sư Thuý Võ Đặng đã thực hiện trên 30 cuộc phỏng vấn. Chúng tôi được nghe những câu chuyện của người Việt tỵ nạn và những câu chuyện của những người được sinh ran ngay sau khi cha mẹ của họ đã trốn khỏi Việt Nam đến Hoa Kỳ.

Trong khi chúng tôi đã được biết chút ít về Cuộc Chiến Tranh Việt Nam, được nghe lại từ chính miệng Cha Mẹ của chúng tôi, thực hiện các cuộc phỏng vấn và lắng nghe câu chuyện của thế hệ người Việt tỵ nạn thứ nhất đã mở mắt chúng tôi, giúp chúng tôi hiểu sâu hơn, rộng hơn về những kinh nghiệm đa dạng của người Việt tỵ nạn. Chúng tôi phỏng vấn các nghệ sĩ, binh chủng, doanh gia, thầy cô giáo, chính trị gia, xướng ngôn viên đài phát thanh, và nhiều người lớn tuổi khác ở ngay trong cộng đồng người Việt. Nếu không có dự án này, chúng tôi sẽ không bao giờ có dịp trò chuyện và lắng nghe câu chuyện của họ.
phong_van_travanmai
Thẻ ID của Tra Van Mai do Cao Ủy Tị Nạn UNHCR cấp năm 1987, bên hình hiện nay do con ông là Tuan Mai chụp. Tuấn phỏng vấn cha.
Jennifer Hong, một sinh viên năm thứ hai, phỏng vấn ông Dzung Bach, 60 tuổi, một thầy giáo tại trường trung học La Quinta High School ở Westminster. Khi được hỏi Thầy nghĩ rằng thế hệ nối tiếp người Việt nên nhớ gì về quá khứ của họ, ông đã trả lời, "Các em nên nhớ rõ vì sao các em đến xứ sở này và những gì cha mẹ các em hay thế hệ trước các em đã đạt được để các em có cơ hội thành công tại Hoa Kỳ."

"Đời sống của chúng tôi được tập trung quanh sự thành công của con cái chúng tôi. Nhìn thấy con cháu thành công là tất cả đối với chúng tôi," ông nói thêm.

Giana Nguyen Foster, một nhạc sĩ chuyên nghiệp thuộc thế hệ thứ hai, nói về việc bảo trì văn hoá Việt trong cuộc phỏng vấn của cô với sinh viên năm thứ hai Lyly Truong. "Hãy chú ý kỹ," cô nói. "Biết rõ về nền văn hoá khởi nguồn từ Việt Nam và vì sao và bằng cách nào để chuyển dịch vào văn hoá Hoa Kỳ và điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến vớ thế hệ trẻ ở đây."

Malessa Tem, một sinh viên năm thứ tư, đã tìm được một cảm tình đặc biệt với người kể chuyện, một người thuộc thế hệ người Mỹ gốc Việt thứ 1.5. "[Nicole] hiểu rõ những gì chúng tôi đã trải quavàcô cũng hiểu rất rõ những gì bậc cha ông chúng tôi đã trải nghiệm," cô cho biết.

Vào khúc cuối của khoá học Kinh Nghiệm Người Mỹ Gốc Việt, tất cả các học sinh trong lớp đều lên trình bày về dự án lịch sử truyền khẩu của họ. Tem nhớ lại những câu chuyện của các bạn sinh viên khác trogn lớp, và nói, "Tôi nghe ai cũng nói câu này, 'Mình chưa bao giờ nghe bố mẹ kể chuyện này cả.' Đó là giá trị cốt lõi của dự án này, vì nó không chí nối kết người ở ngoài cộng đồng đến với cộng đồng của chúng ta, mà còn nối kết giữa các thế hệ cha ông con cháu lại với nhau."
phong_van_collage1
Một nhóm hình cũ hiến tặng từ nhiều người kể.
Những câu chuyện tôi được nghe đều mang một vẻ buồn, nỗi luyến nhớ, hoài cảm, khiến tôi tự hỏi tại sao lại gìn giữ một ký ức, kỷ niệm đau khổ? Tra Van Mai, một thợ máy 63 tuổi, trong cuộc phỏng vấn với con trai của ông, Tuan Mai, một sinh viên năm thứ tư đã nói "Ừ, thi bố chỉ muốn nóí là, những kinh nghiệm sống của mỗi người là phải biết survive những kinh nghiệm đã qua là cái bàn đạp cho mình vươn lên mà sống, chứ không phải vì những quá khứ đó làm cho mình chán hay là buồn, hãy nghĩ về tương lai để mình sống, và những kinh nghiệm sống của những người đã trải qua rồi nói laị cho những người trẻ biết để cùng học rút kinh nghiệm".

"Bố nghĩ rằng cái chế độ nào nó cũng có cái xấu và cái tốt," ông tiếp tục, "nhưng mà chế độ nào mà lo được cho dân, lo được cho cái đời sống của đa số người dân được thoải mái, và thịnh vượng thì đó là tốt."

Tôi phỏng vấn Bao Nguyen, một thanh niên 31 tuổi, là uỷ viên của Học Khu Garden Grove Unified School District. Qua những câu chuyện sinh hoạt xã hội của anh, anh khuyên tôi, "Nên để ý và nhạy cảm đối với kinh nghiệm của mọi người, đặc biệt là những kinh nghiệm đau thương" Câu chuyện của Nguyễn, và vô số các câu chuyện khác tôi được nghe qua VAOHP, đã định hướng mối quan hệ tương tác của tôi đối với cả hai thế hệ thứ nhất và thế hệ trẻ hơn, nhất là khi tôi làm việc ngay trong lòng cộng đồng. Di sản của những kinh nghiệm của người Việt tỵ nạn vẫn sống hoài trong hồ sơ lưu trữ, trong ký ức, và trong các câu chuyện chúng ta chia xẻ về cha ông của chúng ta. Đây sẽ là một di sản quý báu cho hiện tại và tương lai.
phong_van_dzung_bach
Mr. Dzung Bach, người được nhắc tới trong bài.
Michelle Pham, một sinh viên năm thứ ba, người vừa thực hiện một cuộc phỏng vấn với ba của cô là ông Duc Tri Pham, một thợ máy 50 tuổi, đã nói: "Tôi tưởng tôi đã hiểu rõ mọi thứ cần phải hiểu để làm một người Việt vì tôi là người Việt, nhưng dự án này đã mở mắt cho tôi."

Để kết thúc cuộc phỏng vấn, ông Duc nói đến những bài học mà giới trẻ người Việt nên học hỏi từ các câu chuyện của thế hệ thứ nhất để cải tiến xã hội. "Sự thay đổi đến từ thế hệ trẻ hơn, như con gái tôi và con của con gái tôi," ông nói. "Thế hệ của tôi sẽ qua đi, thế hệ trẻ sẽ đứng lên, tôi không nói chúng sẽ cùng nắm tay hợp lực, nhưng chúng sẽ hiểu rõ và sẽ làm việc tốt hơn. Đó là khẳng định của tôi. Xin cảm ơn."

Brian Dinh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.