Hôm nay,  

Đọc Chuyện Rồng 5 Móng

6/4/201200:00:00(View: 7728)
Bạn thân,
Có những chuyện thoạt xem có vẻ như đơn giản, nhưng thực ra là từ những tâm cơ trí tuệ, và mang theo cả một tự hào dân tộc.

Hãy xem qua cả ngàn năm, ông bà mình đã giằng co như thế với Trung Quốc, từ chiếc áo tứ thân cho tới nón lá, từ khăn bịt đầu tráng sĩ cho tới món ăn... cũng đều dị biệt, cố ý dị biệt. Không chỉ vì ưa thích dị biệt, mà còn xem đó như thể hiện bản sắc để không bị đồng hóa, không bị xóa sổ trước biển người Trung Hoa...

Thí dụ, chữ Nôm và chữ Hán. Thí dụ, trong khi sĩ phu TQ làm thơ thất ngôn, ngũ ngôn... kẻ sĩ Việt lại làm thơ lục bát, làm thơ thất ngôn lục bát, và vân vân.

Ai bảo ông bà mình lệ thuộc là không hiểu gì về văn hóa.

Hay thí dụ, chuyện rồng Việt Nam chỉ có 5 móng, trong khi rồng Tàu có 4 móng.

Ai bảo ông bà mình lệ thuộc phương Bắc đâu? Những chi tiết dị biệt như thế, là do một nếp văn hóa bền vững và tinh tế, chứ không tự nhiên đột khởi.

Học giả Đinh Văn Niêm trong một bài viết trên thông tấn Bee, tức tạp chí Kiến Thức, giả thích về “Ý nghĩa rồng 5 móng của nhà Nguyễn.”

Bài viết trích như sau:

“Để thể hiện tính độc lập giữa Hoàng đế Việt Nam và các nước láng giềng, Vua Gia Long đã có chỉ dụ về quy định các hình thêu, đúc rồng trên trang phục, đồ dùng của vua và hoàng thái tử chỉ được thêu rồng 5 móng, khác với rồng 4 móng của Trung Hoa.

Tháng 3 năm Bính Tý niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816) lập xong ngôi Hoàng thái tử, vua Gia Long ra chỉ dụ về việc chế mũ áo và đồ lỗ bộ cho Hoàng thái tử.

Đại triều: Mũ có 7 con rồng trang sức bằng vàng và hạt châu, áo long bào cổ viền, màu đại hồng, xiêm y, đai vàng, hia và bít tất đủ bộ. Tất cả đều thêu rồng 5 móng.

Thường triều: Mũ dùng kiểu xuân thu, trang sức bằng vàng và hạt châu. Áo dùng áo tràng vạt cổ trắng màu sắc: nâu, xanh, lam, đen... tuỳ dùng. Bổ tử thêu rồng 5 móng nền vàng. Các thứ trang dụng khác của Hoàng thái tử thì số lượng, kích thước, hình dáng, màu sắc đều có quy định riêng biệt, tất cả đều khảm chạm rồng 5 móng...” (hết trích)

Thế đấy, thế đấy... Hãy nhớ bài học của ông bà, và đừng chạy theo bất kỳ ai, mình học nhưng không có nghĩa là làm mất bản sắc của mình.

Không trở thành ai, dù là Tàu, là Hàn Quốc, là Mỹ... Mà phải là mình trước tiên.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chuyện te bậy ở Sài Gòn... có mô hình là phạt tiền... Phải chăng cũng là công thức mới sẽ áp dụng khắp thành phố? Nhưng phải có đu nhà vệ sinh chớ...
Bạo lực có ngay từ nhà trẻ, lớp mầm non. Báo Hà Nội Mới kể về chuyện bạo hành trẻ tại nhóm lớp Mầm non Sen Vàng: Chấm dứt hợp đồng đối với hai giáo viên.
Một vài ghi nhận: dân mình xài Tết tưng bừng, như thế là kích thích kinh tế... nhưng lại nhậu quá, đụng xe nhiều, chết chóc nữa.
Bản tin LĐ kể rằng tối mùng 7 tháng giêng, du khách thập phương đã nô nức về chợ Viềng (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định) để mua lộc, cầu may.
Trong thời gian làm Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk (từ năm 2011 - 2015), ông Nguyễn Sĩ Kỷ phó ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk có nhiều sai phạm trong việc tuyển dụng giáo viên,
Nghe các quan nói năm nay đã giảm 70% hiện tượng quan chức địa phương về Hà Nội xếp hàng chúc tết quan chức trung ương. Mừng quá, đỡ kẹt xe?
Bây giờ mới hiểu tại sao rất nhiều người không muốn bỏ Tết âm lịch: tiền khắp nơi, tiền như mưa... Đó là khi Chùa Hương đón du khách, đông vô số kể.
Khởi đầu là báo Pháp Luật Plus kể chuyện ở Hà Giang: Hạt Trưởng Kiểm lâm huyện Bắc Quang say xỉn tông liên hoàn nhiều ô tô?
Có đôi khi bất chợt, nghe tin một người trẻ, còn rất trẻ vừa lìa đời… Có vẻ như cuộc đời bất công. Hôm nay nghe tin một diễn viên từ trần ở tuổi 33, lòng mình như chùng xuống. Đời người sao quá ngắn.
Thế gian đầy nỗi lo... từ phố ra chợ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.