Hôm nay,  

Tuyên Chiến Với Đạo Văn

15/05/201200:00:00(Xem: 9115)
Bạn thân,

Sau nhiều xì căng đan về đạo văn bùng nổ, thậm chí tới bậc Tiến sĩ cũng bị liên hệ, một cơ quan thông tấn trong ngành đạị học Việt Nam bắt đầu tuyên chiến với hành vi đaọ văn, nghĩa là hành vi copy công trình nghiên cứu hay sáng tác của người khác và đề tên mình vàò. Trễ, nhưng cũng thật là cần thiết.

Báo Giáo dục Việt Nam, tòa soạn ở Hà Nội, ghi cơ quan chủ quản là “Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng NCL VN” đã phổ biến một lá thư trích như sau:

“Thưa quý độc giả!

Với mong muốn trở thành tờ báo tiên phong trong lĩnh vực chấn hưng giáo dục, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam chính thức mở chuyên đề: Phanh phui những hiện tượng bức xúc, tiêu cực trong giáo dục.

Tòa soạn sẽ thu nhận, xác minh và đăng tải tất cả những câu chuyện, hành vi:

- Sai phạm trong tuyển sinh - chạy trường chạy lớp

- Sai phạm về tài chính; sử dụng nhân sự

- Vi phạm đạo đức thầy và trò

- Khai man, sử dụng bằng cấp giả

Báo sẽ ưu tiên điều tra những bức xúc tiêu cực được Quý độc giả gửi tới có kèm theo chứng cứ (clip, hình ảnh, băng ghi âm, tài liệu)...” (hết trích)

Trong bản tin kèm thông báo, thông tấn Giáo dục Việt Nam kể về một số trường hợp đạọ văn tai tiếng. Trong đó có:

-- Chuyện đạo văn lộ ra năm 2009, tại ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa), Tiến sĩ Mai Hảo Yến xuất bản tập “Ngữ pháp Tiếng Việt” nhưng bị khám phá là copy tới 90% các công trình biên khảo trước đó của GS.TS Diệp Quang Ban và cố GS.TS Đỗ Hữu Châu... Chuyện tới bây giờ vẫn không có xử lý chính thức nào.


-- Chuyện khác bị lộ ra năm 2010, cao thủ đạọ văn lần này là đạị biểu quốc hội: cuốn sách có tên “Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại” do Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2009 ghi tác giả cuốn này nguyên là hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội, GS-TSKH Nguyễn Đình Hương. Nhưng PGS-TS chuyên ngành Hán Nôm học Ngô Đức Thọ khám phá rằng cuốn sách 600 trang đó là copy tới 350 trang từ cuốn sách “Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-1919)”, một công trình khoa học quý giá về các nhà khoa bảng Việt Nam, do PGS-TS chuyên ngành Hán Nôm học Ngô Đức Thọ chủ biên cùng với hai tác giả Nguyễn Thúy Nga và Nguyễn Hữu Mùi, xuất bản năm 1993.

-- Gần nhất là vụ “GS Hà Huy Bằng (Phó Khoa Vật lý – ĐH KHTN) có tham gia cùng cộng sự đã viết bài gửi báo quốc tế, bị rút bài với lí do "đạo văn"...” Bài báo ký tên chung GS. Hà Huy Bằng, Lê Đức Thông, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Thu Hương. Báo điện tử quốc tế “OnlineFirst nhận được bài báo khoa học của các tác giả trên ngày 23/3/2010, duyệt lần cuối ngày 15/6 và xuất bản ngày 12/8/2010. Sau khi đăng tải trên trang mạng OnlineFirst, số 2 năm 2012 của trang mạng này đã quyết định rút bài của các tác giả trên với lí do “đạo văn” – nguyên văn: plagiarism.”

Báo Giáo Dục VN đang đi đúng hướng vậy. Tuyên chiến với “đaọ văn” là hành vi khẩn cấp nhất để khuyến học.

Ý kiến bạn đọc
15/05/201213:12:42
Khách
Đây mới gọi là : sống, làm việc , học tập , theo gương của hồ chủ tịch . nguyễn sinh cung đang ngậm cười nơi chín suối .....
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.