Hôm nay,  

Trúng Giải Nhờ Chôm Sách

14/04/201200:00:00(Xem: 11822)
Bạn thân
Chuyện nghe như lạ, nhưng lại xảy ra ở thủ đô Hà Nội: sách chôm, nghĩa là đạo sách, nhưng vẫn trúng giải cấp quôc gia. Thuê người dịch 16 chương sách, ghi tên mình là tác giả, thế rồi trúng giải cấp quốc gia.

Báo Lao Động qua bài viết nhan đề “Đạo sách nhưng vẫn trúng giải” kể về câu chuyện mô tả là:

“Gần đây dư luận trong giới nhiếp ảnh, đa phần là Hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN, trong đó có nhiều vị lão thành thuộc thế hệ “cây đa-cây đề” bức xúc về một giải thưởng được trao cho “công trình lí luận phê bình”, cuốn “Lịch sử nhiếp ảnh thế giới” của tác giả Trần Mạnh Thường được trao giải B, bị khui ra là đạo văn.”

Câu chuyện khởi sự từ năm 1999, theo lời tác giả Khánh Duy trên báo Lao Động, khi ghi lời “nhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN để tìm hiểu về đường đi của cuốn sách “Lịch sử nhiếp ảnh thế giới” của tác giả Trần Mạnh Thường.”

Sách này được NXB văn hóa Thông tin ấn hành năm 1999 đã có vấn đề. Lúc đó, “có lẽ đây là cuốn sách bằng tiếng Việt đầu tiên về đề tài này, số lượng phát hành 1000 cuốn. Cuốn sách dày 520 trang, có 16 chương kèm với 96 ảnh minh họa của các tác giả nước ngoài và 4 ảnh của VN... Trang sau cùng cuốn sách ghi Biên tập: Mạnh Thường- Lê Phức. Chịu trách nhiệm XB: Quang Huy. Biên tập Trần Long. Vẽ bìa: Vũ Anh Chương. Sửa bản in: Thanh Hà, nhưng khi phát hành thì mặt in này đã bị nửa trang giấy dán đè lên, coi như xóa bỏ chức trách của những người trong NXB nơi ông Thường công tác. (Ông Trần Mạnh Thường lúc đó đang là Biên tập viên Nhà XB Văn hóa).


Ban đầu người ta ngỡ là sai sót do lỗi sắp chữ. Nhưng sau mới biết, các anh chị em trong NXB yêu cầu bỏ tên mình để khỏi phiền toái, vì có người thấy nghi nghi… Ở thời điểm này thị trường sách VN chưa thấy xuất hiện đầu sách bản gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng Đức về “Lịch sử nhiếp ảnh thế giới” của Beaumont Newhall nên không rõ gốc tích. Vậy là lần thứ nhất ông Thường đã “úm” được NXB của mình. Sau đó một năm sau, năm 2000, tác giả mang cuốn sách đến Hội NSNAVN xin tài trợ và đã được Hội đồng của Hội duyệt tài trợ.

Khi ông Mạnh Thường nhận được tiền tài trợ của Hội NS- NA-VN, một thời gian sau có người phát hiện, cuốn “Lịch sử nhiếp ảnh thế giới” do Mạnh Thường đứng tên tác giả không phải do ông viết mà đây là sách dịch thuật (ông đã thuê dịch) từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Nhưng sự việc đã rồi, tiền tài trợ ông đã bỏ túi, vì vậy anh em trong Hội bỏ qua không muốn làm rùm beng, Như vậy ông Mạnh Thường lại trót lọt lần thứ hai.”

Và 10 năm sau, sách in lại, và trao giải B năm 2011 cho “tác phẩm biên soạn nghiên cứu” -- tác giả Khánh Duy kể, “Tác giả Trần Mạnh Thường đã bê cả 16 chương của cuốn “Lịch sử nhiếp ảnh thế giới” bằng tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, bỏ tên tác giả để thay tên mình trên đầu bìa sách. Đây là việc làm đã vi phạm bản quyền tác giả.”

Cũng không phải ông Thường dịch, mà là thuê người khác dịch. Chuyện nghe thoạt lạ, nhưng đã thấy quen rồi. Phải không bạn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.