Hôm nay,  

Huyền Bí 'Bảo Tàng Đa'

21/02/201200:00:00(Xem: 4811)

Huyền Bí 'Bảo Tàng Đa'

Bạn,

Theo báo Dân Trí, tại VN, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, hàng ngàn hiện vật bằng đá có niên đại trên 300 năm, nằm rải rác tại địa bàn vẫn còn là một bí ẩn đối với giới nghiên cứu khoa học khi tìm hiểu về giá trị về lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, kiến trúc... Báo Dân Trí ghi nhận về "bảo tàng đá" tại tỉnh này qua bản tin như sau.

Theo thống kê, tỉnh Bắc Giang hiện có 46 lăng đá cổ, trong đó phần lớn tập trung tại huyện Hiệp Hòa với 26 lăng, Việt Yên 11, Tân Yên 5. Những lăng đá tiêu biểu như: Dinh Hương, Nội Dinh, Bầu Đá, Vân Cẩm, lăng họ Ngọ, họ Trần...Ở Hiệp Hòa (Bắc Giang) có một "Bảo tàng đá" được xem là lớn nhất VN, tồn tại mấy trăm năm mà vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt" trước thách thức thời gian. Đó là hệ thống các lăng tẩm bằng đá- nơi an táng của những bậc tước hầu, quận công trong các triều đại phong kiến xa xưa.Mấy thế kỷ trôi qua, hệ thống lăng đá ở Bắc Giang vẫn còn khá nguyên vẹn. Những bức tượng bằng chất liệu đá xanh quy mô, bề thế hình người, voi, ngựa, sấu, nghê, chó... được đục đẽo, chạm trổ một cách tinh xảo, công phu và bày đặt nghiêm trang tầng tầng, lớp lớp theo phong cách đăng đối, đối xứng xung quanh khu lăng mộ, khiến phóng viên không khỏi ngỡ ngàng như lạc bước vào cõi đá của thế giới người xưa.

Hầu hết các công trình lăng đá được xây dựng từ thế kỷ thứ 17 - 18 dưới thời Lê Trung hưng. Kiểu kiến trúc điển hình là phía ngoài lăng được xây tường bao quanh bằng đá ong, trong có bia đá, xung quanh là tượng quan hầu võ tướng, phía trước có hồ nước tụ thủy, cây cối thâm u, thường có mộ táng hợp chất kèm theo (Kiểu mộ ướp xác, có thể giữ cho thi thể người chết còn khá nguyên vẹn trong một thời gian dài. Theo đó, thi hài được ngâm vào dầu thông cho thơm và mặc rất nhiều quần áo đẹp có thêu hình rồng phượng rồi đặt trong một cỗ quan tài bằng gỗ thông, loại gỗ có hương thơm, rồi bỏ nhiều chè búp, hoa hòe, giúp cho xác ướp được thơm và khô ráo...). Nhưng giá trị độc đáo nhất của khu lăng đá là nghệ thuật tạc tượng đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. Các đề tài thể hiện phong phú, trong đó có tượng voi ở nhiều tư thế ngồi, đứng, quỳ, phục, vòi cuộn lại, cổ đeo chuông lớn. Tượng ngựa tạc theo kiểu: yên cương, nhạc ngựa, lục lạc, ngò hoa, vải phủ, khăn thêu... Tượng nghê và sấu được miêu tả rất có hồn; chó được miêu tả đơn giản hơn, ít phức tạp hơn song không vì thế mà mất đi nét độc đáo riêng.

Bạn,

Báo Dân Trí cho biết, nằm trọn trong một khu đồi cao ráo thuộc xã Đức Thắng, ba bề bốn bên là đồng ruộng, cảnh sắc chất chứa nhiều nét huyền thoại u tịch, lăng đá Dinh Hương được xây dựng thời Hậu Lê (năm 1727) dưới triều vua Lê Dụ Tông. Theo dân gian truyền lại: Chủ nhân khu lăng đá này một vị quan có nhiều công lao với triều đình nhà Lê. Hai lần được nhà vua cử đi sứ phương Bắc. Năm 1740, dưới triều đại vua Lê Hiển Tông, vị quan này cầm quân đi dẹp loạn ở các vùng thuộc đạo Kinh Bắc, Sơn Nam, Hải Dương, năm 1749 ông mất. Khu lăng đá được chủ nhân tự lựa chọn, xây dựng cho mình từ khi vẫn còn sống. Toàn bộ chất liệu bằng đá xanh, được các hiệp thợ vùng Kinh Bắc đục đẽo một cách tinh tế với những hình thù, họa tiết cầu kỳ, phong phú.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.